-
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
Diễn biến VN-Index phiên ngày 6/11 |
Trong phiên giao dịch sáng, dù mở cửa tăng khá tốt, nhưng lực cầu yếu khiến VN-Index không thể vượt qua ngưỡng 930 điểm mà quay trở lại giằng co nhẹ quanh tham chiếu.
Trong bối cảnh thị trường thiếu động lực tăng, những trụ đỡ cũng dần yếu đà nên VN-Index nhanh chóng rơi qua tham chiếu trong phiên chiều.
Thực tế, áp lực bán không mạnh, nhưng do sức cấu quá yếu khiến VN-Index quay đầu giảm điểm trong nửa cuối phiên chiều.
Đóng cửa, với 142 mã tăng và 139 mã giảm, VN-Index giảm 3,48 điểm (-0,38%) về 922,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 139,21 triệu đơn vị, giá trị 3.102,6 tỷ đồng, tăng 2% về lượng, nhưng giảm 2% về giá trị so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,67 triệu đơn vị, giá trị 589,4 tỷ đồng.
Nhiều mã vốn hóa lớn và bluechips đã yếu đà trong phiên chiều, qua đó gây áp lực lên VN-Index. Tác động tiêu cực nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi hầu hết giảm điểm. VCB giảm 1,2% về 55.800 đồng; BID giảm 2,4% về 32.000 đồng; MBB giảm 1,6% về 21.500 đồng; CTG giảm 1,1% về 23.250 đồng... Nhiều mã lớn khác như MSN, PNJ, PLX, VJC... cũng đều giảm khá mạnh.
Ngược lại, các mã VNM, TCB, HSG, STB, CII, SAB... tăng điểm để hỗ trợ chỉ số. Trong đó, VNM dù tăng không mạnh, ở mức 1% lên 117.700 đồng, nhưng là một trong những mã đóng góp tích cực nhất trong việc hỗ trợ chỉ số.
Việc dòng tiền hạn chế tại nhóm bluechips ảnh hưởng tới động lực hồi phục của thị trường, cũng như thanh khoản. HSG khớp lệnh cao nhất với 5,32 triệu đơn vị, đứng thứ 2 thị trường.
Dẫn đầu là OGC khi nhỉnh HSG đôi chút, đạt 5,34 triệu đơn vị. Bản thân OGC, cũng không còn bùng nổ như 2 phiên trước khi chỉ tăng 1% lên 3.040 đồng. FIT thậm chí phiên này còn giảm 1,6% về 3.670 đồng.
Chỉ có FIR là vẫn nóng bỏng tay khi tiếp tục tăng trần kể từ khi niêm yết, đến nay tổng cộng là 14 phiên, thị giá tăng từ 12.000 đồng lên 34.400 đồng, tức tăng gần 190%.
Ngoại trừ một số mã như OGC, HNG, HAG, SCR, GTC... đa phần nhóm cổ phiếu thị trường giữ sắc đỏ.
Trên sàn HNX, diễn biến cũng tương tự như trên HOSE khi chỉ số HNX-Index liên tục giằng co quanh tham chiếu, trước khi giảm khá mạnh trong phiên chiều khi áp lực bán gia tăng.
Đóng cửa, với 78 mã tăng và 60 mã giảm, HNX-Index giảm 0,98 điểm (-0,93%) về 104,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,81 triệu đơn vị, giá trị 504 tỷ đồng, tăng 21% về lượng và 11% về giá trị so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,4 triệu đơn vị, giá trị 53,8 tỷ đồng.
Trong 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có 2 mã tăng là VCG và NTP, trong khi có tới 7 mã giảm. Đây là lý do chính khiến chỉ số HNX-Index giảm sâu.
Mã vốn hóa lớn nhất và tác động tiêu cực nhất là ACB giảm tới 2,6% về 29.400 đồng. Ngoài ra, PVS giảm 1% về 19.900 đồng; SHB giảm 1,3% về 7.600 đồng; VCS giảm 1,1% về 79.000 đồng... PVS khớp 4,4 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. SHB và ACB khớp lần lượt 2,9 triệu và 2,6 triệu đơn vị.
NTP tăng 0,2% lên 40.700 đồng. VCG tăng 3,3% lên 19.000 đồng và khớp 1,65 triệu đơn vị. NVB phiên này tăng 2,1% lên 9.600 đồng, khớp lệnh 2,04 triệu đơn vị.
Các mã BII, VCR, PVX, DSC đi ngược thị trường với mức tăng trần. Ngược lại, MPT, VIG, FID giảm sàn.
Trên sàn UPCoM, tuy giằng co mạnh, nhưng sắc xanh vẫn được duy trì đến cuối phiên nhờ nhiều mã lớn giữ được phong độ.
Đóng cửa, với 72 mã tăng và 65 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,17%) lên 51,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,2 triệu đơn vị, giá trị 195 tỷ đồng, tăng 57% cả về lượng và giá trị giao dịch so với phiên 5/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 20,4 tỷ đồng.
Hai mã có thanh khoản cao nhất là BSR và POW đều tăng điểm. BSR tăng 1,2% lên 16.200 đồng và khớp 2,87 triệu đơn vị. POW tăng 2,2% lên 14.000 đồng và khớp 1,14 triệu đơn vị.
Nhiều mã lớn khác như OIL, HVN ACV, VGI, LTG, MCH... cũng đều tăng, song thanh khoản không cao.
Ngược lại, các mã VGT, QNS, VEA, MSR, VIB, KLB... giảm điểm. LPB đứng giá, BAB tăng giá.
-
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Sau nhiều lần "kêu oan", ITA nhận án hủy niêm yết bắt buộc từ HoSE -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam