
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Dự án tiên phong này được triển khai sẽ mở ra cơ hội làm sống lại các tuyến, luồng thủy nội địa nhờ dòng vốn xã hội hóa. |
Do chưa được nạo vét, cải tạo, nâng cấp trong nhiều năm, nên luồng Móng Cái đang là “nút cổ chai” của tuyến giao thông thủy nội địa quan trọng Hạ Long - Cửa Ông - Vạn Gia - Móng Cái. Đây là lý do khiến các phương tiện vận tải thủy vào các cảng khu vực Thọ Xuân (Thành phố Móng Cái) đều phải chờ triều.
Tại khu vực đầu mối xuất nhập khẩu lớn với Trung Quốc này, cảng thủy nội địa lớn nhất là Núi Đỏ, dù được xây dựng hoàn chỉnh với chức năng cảng hỗn hợp hành khách, hàng hóa chính của Móng Cái, song tới nay hầu như chưa khai thác được. “Tồn tại về luồng đường thủy nội địa đã ảnh hưởng nhiều tới khả năng khai thác thế mạnh của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và khu du lịch nổi tiếng Trà Cổ”, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nói.
Ông Giang cho biết, Quốc lộ 18 nối Hạ Long với Móng Cái dài 183 km là tuyến đường bộ duy nhất có chất lượng xấu, mặt đường hẹp, nhiều đèo dốc, hạn chế rất nhiều khả năng vận tải và nản lòng du khách quốc tế theo cửa khẩu đến Hạ Long, cũng như du khách nội địa đến Trà Cổ, Móng Cái.
Trong khi đó, với chiều dài từ Hải Phòng đến Mũi Ngọc là 176 km (theo luồng Kênh Tráp), từ Hạ Long đến Mũi Ngọc là 133 km, từ Mũi Ngọc đến Móng Cái là 12 km, nếu giải quyết xong “nút cổ chai” trên sông Móng Cái, tuyến đường thủy nội địa chủ yếu chạy ven biển này sẽ là trục vận tải hấp dẫn cả về cự ly, chi phí và chất lượng vận tải cho các chủ hàng, hành khách chuyên tuyến Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái.
Theo đề xuất vừa được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông - Vận tải, Dự án Nâng cấp tuyến vận tải sông Móng Cái từ Vạn Gia đến Ka Long sẽ nạo vét khoảng 17 km luồng đạt độ sâu 3,5 m, chiều rộng luồng 50 m, để có thể đón được các đoàn tàu tự hành trọng tải 600T. Ngoài khối lượng nạo vét lên tới 736.789 m3, Dự án còn xây dựng bờ kè ở 5 khu vực với tổng chiều dài 3,63 km; đầu tư bổ sung 10 phao dưới nước D1400 và một số hệ thống biển báo.
Dự án có tổng mức đầu tư 272,3 tỷ đồng này sẽ được triển khai trong 24 tháng. Trong đó, năm thứ nhất sẽ tiến hành lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà đầu tư và nạo vét luồng với giá trị 170 tỷ đồng; năm thứ 2 sẽ tiến hành xây dựng hệ thống kè bảo vệ bờ và các hạng mục còn lại với giá trị 102,3 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tiên trong lĩnh vực hạ tầng đường sông được áp dụng theo hình thức PPP (trong đó vốn nhà nước hỗ trợ 70 tỷ đồng, nhà đầu tư huy động 202,3 tỷ đồng) .
Để hoàn vốn cho nhà đầu tư, Cục Đường thủy nội địa dự kiến 3 nguồn thu chính gồm: nguồn thu phí phương tiện vận tải hàng hóa với mức thu 70 đồng/T/km và sẽ tăng lên 150 đồng/T/km vào năm 2030; các phương tiện vận tải du lịch qua luồng với mức thu 200.000 đồng/lượt và sẽ tăng lên 300.000 đồng/lượt; sản phẩn tận thu (647.504 m3 cát) với đơn giá khoảng 70.000 đồng/m3.
“Với các nguồn thu trên, nhà đầu tư có thể thu hồi vốn trong vòng 25 năm, thậm chí có thể sớm hơn, do lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái vẫn trong xu hướng tăng mạnh”, ông Giang đánh giá.
Theo thông tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, cho tới thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông - Vận tải đã nhận được đề nghị tham gia đầu tư Dự án của ít nhất 2 liên danh nhà đầu tư trong nước. “Nếu dự án tiên phong này được triển khai, sẽ mở ra cơ hội làm sống lại các tuyến, luồng thủy nội địa nhờ vào dòng vốn xã hội hóa theo hình thức PPP”, lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhận định.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort