-
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024 -
PNJ nộp phạt 1,34 tỷ đồng sau khi bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng -
“Mách bạn” cách chuyển tiền định cư an toàn cho cuộc sống an vui
Thương hiệu PVFC và Western Bank sẽ biến mất trên thị trường |
Tập trung 48% tín dụng cho lĩnh vực dầu khí, hóa dầu
Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) vừa thông báo, ngày 8/9 tới đây, cuộc họp đại hội cổ đông thành lập ngân hàng hợp nhất PVFC - WesternBank sẽ được tiến hành tại trụ sở hiện tại của PVFC ở Hà Nội.
Theo tài liệu PVFC công bố, ngân hàng hợp nhất PVFC - WesternBank sẽ có tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam, với tên viết tắt là Pvcombank và tên giao dịch là Vietnam Public Bank. Trụ sở chính của ngân hàng hợp nhất nằm ở trụ sở hiện tại của PVFC.
Ngân hàng hợp nhất dự kiến sẽ kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực như: huy động vốn, cấp tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Ngoài ra, Pvcombank cũng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác như: góp vốn mua cổ phần của DN và các TCTD khác, đầu tư dự án theo Hợp đồng, tham gia thị truờng tiền tệ, thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng, làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá, nhận ủy thác, quản lý tiền mặt, tư vấn tài chính, đầu tư, cho thuê tủ, két an toàn…
Về tín dụng, NHNN định hướng Pvcombank tập trung phát triển tín dụng với lĩnh vực dầu khí, khai thác khoáng sản, điện, trong đó chú trọng các nghề khai thác, chế biến và thương mại các sản phẩm hóa dầu. Theo đó, tiêp tục phát triển dư nợ đối với lĩnh vực này lên tới 48% trong năm 2015.
Theo chiến lược đã đề ra, cơ cấu huy động vốn từ thị trường 1 sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong khi huy động từ thị trường 2 giảm dần để giảm chi phí huy động.
Nghiên cứu bán nợ cho VAMC
Cũng theo kế hoạch của PVFC, mức vốn điều lệ là 9.000 tỷ đồng sẽ được Pvcombank duy trì trong hai năm 2013 - 2014 và sẽ tiếp tục nâng lên 12.000 tỷ đồng trong năm 2015.
Ngân hàng sau hợp nhất vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong năm tiếp theo giảm dần do tăng trưởng tổng tài sản có nhưng vẫn giữ ở mức an toàn cao. Ngoài ra, dự kiến tới 2015 ngân hàng sẽ tăng vốn để tiếp tục củng cố tỷ lệ an toàn vốn cao.
Dù vậy, tỷ lệ dư nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ngân hàng hợp nhất vẫn khá nhiều. Tại thời điểm kết thúc năm 2012, nợ xấu nhóm 3-5 của ngân hàng hợp nhất là 4,76%. Dự kiến dư nợ nhóm 3-5 đến cuối năm 2013 là 4,2%; năm 2014 là 3,61% và năm 2015 là 3,34%.
Định hướng xử lý nợ xấu thời gian tới của Pvcombank là: tiếp tục cơ cấu các khoản vay với những khách hàng có phương án kinh doanh khả thi, đáp ứng các điều kiện về tài sản đảm bảo, quản lý nguồn thu. Xem xét tái cấp hạn mức và phát triển nợ với những khách hàng có kết quản sản xuất kinh doanh tốt, trả nợ gốc và lãi đúng cam kết, có tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nghiên cứu, thực hiện xử lý nợ bằng tiến hành khởi kiện, thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trong một số trường hợp, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ.
Pvcombank cũng sẽ nghiên cứu bán nợ cho VAMC, cho các tổ chức tín dụng hoặc một số tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời, xem xét tăng tổng dư nợ thông qua phát triển tín dụng phù hợp, coi đây là một định hướng để giảm tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2014- 2015.
Lợi nhuận không có sự đột biến giai đoạn 2013- 2015
Theo đề án hợp nhất, Pvcombank dự kiến lợi nhuận sau thuế đạt 96 tỷ đồng cho năm 2012, 420 tỷ cho năm 2013, 756 tỷ đồng cho năm 2014 và đạt 1.235 tỷ đồng cho năm 2015.
ROE của ngân hàng trong 3 năm sau hợp nhất dần có biến chuyển qua các năm nhờ hiệu quả quản lý được nâng cao và thị trường trong những năm tới được dự báo sẽ chuyển biến tích cực.
Tỷ lệ ROA của ngân hàng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngân hàng hợp nhất vẫn đang trong quá trình tái cấu trúc và đầu tư nâng cao năng lực nên ROA vẫn ở mức thấp.
Mức lợi nhuận dự kiến 2013-2015 dự kiến chưa thể có đột biến. Cụ thể, tỷ lệ ROA năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là: 4,64%, 8,35% và 10% và tỷ lệ ROA lần lượt là: 0,35%, 0,58% và 0,92%.
Thùy Liên
-
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm, ngân hàng sốt ruột -
Big 4 ngân hàng tăng trưởng tích cực, Vietcombank vẫn loay hoay thoái vốn ngoài ngành -
Manulife Việt Nam và Techcombank ngừng mối quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền
-
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024 -
PNJ nộp phạt 1,34 tỷ đồng sau khi bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng -
“Mách bạn” cách chuyển tiền định cư an toàn cho cuộc sống an vui -
Eximbank nhận Giải thưởng "Doanh nghiệp xuất châu Á 2024" -
Tăng trưởng tín dụng đạt hơn 8,5%, tiền gửi dân cư tăng lên 6,84 triệu tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/10 -
2 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
3 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
5 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội”
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam
- Gameloft Việt Nam: Văn hóa lấy con người làm trọng tâm