Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
PwC: Xu hướng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển đang chuyển dịch
Chí Tín - 27/10/2016 20:46
 
Theo nghiên cứu Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu 1000 năm 2016 của Strategy&, công ty tư vấn chiến lược thuộc mạng lưới PwC, đến năm 2020, các doanh nghiệp sẽ dành phần lớn chi tiêu nghiên cứu và phát triển (NC&PT) cho sản phẩm phần mềm và dịch vụ thay vì sản phẩm hiện vật.

Yêu cầu duy trì tính cạnh tranh là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phân bổ nhiều ngân sách NC&PT hơn cho phần mềm và dịch vụ.

Chiến lược này hiệu quả vì theo nghiên cứu, những doanh nghiệp tăng trưởng về doanh thu nhanh hơn là những doanh nghiệp có tỷ lệ ngân sách trung bình dành cho NC&PT cao hơn 25% so với đối thủ.

Ông Barry Jaruzelski, chuyên gia về đổi mới sáng tạo và NC&PT tại Strategy& và PwC Mỹ cho biết, sự chuyển đổi này cũng được thúc đẩy bởi tốc độ cải tiến tính hữu dụng của phần mềm, thể hiện ở việc gia tăng sử dụng các phần mềm nhúng và bộ cảm biến trong nhiều sản phẩm.

Để dành nguồn lực cho việc phát triển các sản phẩm phần mềm và dịch vụ, sẽ không còn nhiều doanh nghiệp tập trung ngân sách NC&PT cho lĩnh vực điện và cơ khí.

Đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp sử dụng nhiều kỹ sư điện hơn cả sẽ giảm 35%, và tỷ lệ các doanh nghiệp có nhu cầu hơn cả về kỹ sư dữ liệu sẽ tăng gấp đôi từ 8% lên 16%.

Ông Jaruzelski cho biết, nhu cầu gia tăng về phần mềm và dịch vụ, ngay cả trong các ngành nghề truyền thống đã tạo nên một sự chuyển dịch trong tuyển dụng, hướng tới những ứng viên có khả năng phát triển các phần mềm và thiết lập các nền tảng giúp thu thập và phân tích dữ liệu liên quan tới sản phẩm.

Sự chuyển dịch này đang thay đổi cách các trường đại học, cao đẳng thiết kế môn học, và sẽ có tác động sâu sắc không chỉ đối với ngành giáo dục mà rộng hơn là cả tương lai của ngành lao động.”

Xét theo khu vực địa lý, các doanh nghiệp Bắc Mỹ đang dịch chuyển mạnh nhất sang các sản phẩm phần mềm – với chi tiêu NC&PT dành cho hạng mục này tăng từ 15% năm 2010 lên 24% năm 2020.

Trong khi đó, châu Á là khu vực chú trọng vào phát triển sản phẩm hiện vật nhất, với 44% chi tiêu NC&PT dành cho sản phẩm hiện vật năm 2010 và chỉ giảm nhẹ xuống 40% vào năm 2020. Ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp chế tạo thì đang tích cực nhất trong việc chuyển đổi sang phát triển các phần mềm mới.

Trong số các doanh nghiệp đã mua lại một doanh nghiệp khác trong 5 năm vừa qua, phần lớn (71%) tiến hành thương vụ nhằm mở rộng năng lực trong lĩnh vực phần mềm (33%) hoặc dịch vụ (38%).

Đến năm 2018, lĩnh vực y tế sẽ vượt qua vi tính & điện tử để trở thành ngành chi tiêu nhiều nhất cho NC&PT trên toàn cầu (165 tỷ USD so với 159 tỷ USD); ngành phần mềm & Internet (129 tỷ USD) sẽ vượt mặt ngành công nghiệp ô tô (105 tỷ USD); và vị trí còn lại trong Top 5 sẽ thuộc về ngành công nghiệp chế tạo. 

PwC: Thị trường mới nổi thúc đẩy đổi mới trong thanh toán
PwC vừa đưa ra báo cáo phân tích cho rằng, gần 90% dân số dưới 30 tuổi đang sinh sống tại các thị trường mới nổi, và đây chính là những người...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư