-
Kích cầu tín dụng tại cao điểm tiêu dùng nửa cuối năm
-
Sở hữu ngay xe điện với lãi suất cho vay hấp dẫn từ Sacombank
-
Vàng quốc tế trên đà giảm, giá vàng miếng SJC còn 121,1 triệu đồng/lượng
-
Yêu cầu các ngân hàng cơ cấu nợ, xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão WIPHA
-
Vàng vẫn trong chiều hướng đi xuống, giá SJC niêm yết 121,7 triệu đồng/tháng -
Quý II/2025, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 6.100 tỷ đồng
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Không chỉ Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đều có chế độ quản lý tiền tệ nghiêm ngặt để bảo vệ nền kinh tế quốc gia.
Ở Malaysia, Đạo luật Kinh doanh Dịch vụ Tiền tệ 2011 quy định bất cứ cá nhân hoặc pháp nhân nào thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ (như đổi tiền hoặc chuyển tiền ra nước ngoài) mà không có giấy phép sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Hình phạt cho hành vi này được quy định tại điều 4 khoản 4 của Đạo luật trên, theo đó người vi phạm sẽ bị phạt tiền tối đa là 5 triệu Ringgit hoặc phạt tù tối đa 10 năm.
Luật còn quy định nơi được cấp phép kinh doanh dịch vụ tiền tệ phải đặt logo của Hiệp hội Kinh doanh dịch vụ tiền tệ và giấy phép hoạt động ở nơi dễ thấy tại quầy giao dịch.
Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng khuyến cáo người dân không nên đổi tiền hoặc chuyển tiền tại nơi kinh doanh dịch vụ tiền tệ trái phép. Người dân giao dịch tại những nơi kinh doanh dịch vụ tiền tệ trái phép cần tự chịu rủi ro nếu bị lừa đảo và còn có thể bị tịch thu tang vật.
Quy định pháp luật của Singapore cũng khá tương tự trong lĩnh vực này. Theo Đạo luật kinh doanh đổi và chuyển tiền, người dân không được phép kinh doanh dịch vụ đổi và chuyển tiền trên danh nghĩa cá nhân mà phải thành lập công ty kinh doanh dịch vụ.
Để được cấp phép, công ty kinh doanh dịch vụ tiền tệ phải có trụ sở chính thức, có số vốn ít nhất là 100.000 SGD và đặt cọc với nhà nước 100.000 SGD. Người nào vi phạm sẽ bị phạt tiền tối đa 100.000 SGD hoặc/và phạt tù tối đa 2 năm. Nếu bị phạt mà tiếp tục tái phạm sẽ bị phạt thêm 10.000 SGD cho mỗi ngày vi phạm tiếp diễn.
Ngoài ra, tương tự như Malaysia, pháp luật Singapore cũng buộc công ty kinh doanh dịch vụ tiền tệ phải trưng bày giấy phép gốc hoặc bản photo công chứng tại nơi dễ nhận biết trên quầy giao dịch. Công ty không tuân thủ sẽ bị phạt tối đa 5.000 SGD.
Ở Hàn Quốc, Điều 8, khoản 1, 2 và 3 của Đạo luật Giao dịch trao đổi ngoại tệ cho phép cả cá nhân và pháp nhân kinh doanh dịch vụ trao đổi ngoại tệ nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, vốn và nhân viên, đồng thời phải đăng ký và được cấp phép của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tù tối đa ba năm hoặc phạt tiền gấp ba lần con số vi phạm, ngưỡng tối đa là ba triệu won.

-
Yêu cầu các ngân hàng cơ cấu nợ, xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão WIPHA -
Vàng vẫn trong chiều hướng đi xuống, giá SJC niêm yết 121,7 triệu đồng/tháng -
Quý II/2025, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 6.100 tỷ đồng -
Ngân hàng tăng tốc bơm vốn, lãi suất huy động chịu sức ép -
Vàng quốc tế giảm, giá vàng SJC còn 122 triệu đồng/lượng -
Triển vọng tích cực của cổ phiếu ngân hàng -
Agribank tích cực hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín