Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Quy trình kiểm tra nghiệm thu và COD của dự án điện gió để kịp hưởng giá cao
Thanh Hương - 24/08/2021 15:42
 
Khác với các dự án điện mặt trời, các dự án điện gió sẽ chỉ được công nhận COD sau khi có biên bản kiểm tra nghiệm thu từ cơ quan quản lý nhà nước.

Từ ngày 1/11/2021, các dự án điện gió chưa được công nhận đủ điều kiện vận hành thương mại (COD) sẽ không được hưởng mức giá điện được cho là ưu đãi theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg.

Cũng khác với các dự án điện mặt trời là công tác kiểm tra nghiệm thu công trình được thực hiện sau khi đã được công nhận COD, bán điện cho ngành điện và thu tiền, tại các dự án điện gió, quy trình là nghiệm thu – kiểm tra nghiệm thu – công nhận đạt COD.

Điều này khiến các chủ đầu tư sẽ phải guồng chân chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để tự nghiệm thu công trình của mình, sau đó được cơ quan chức năng công nhận thì mới được cấp COD để bán điện, thu tiền. Nếu chậm chân trong các khâu chuẩn bị thì dù có phát điện vẫn có thể rơi vào tình huống không được hưởng giá mua điện hiện nay.

Trước thực tế nhiều địa phương đang có diễn biến dịch bệnh phức tạp, phải thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại nên sự lo lắng của chủ đầu tư các dự án điện gió trong về chuyện được công nhận COD là có thật. Nhất là khi từ này tới hết ngày 31/10/2011 chỉ còn hơn 2 tháng.

Tuy nhiên, các cơ quan hữu trách cũng đã có sự chuẩn bị cho thực tế hiện nay.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một quan chức của Bộ Công thương cho hay, Bộ Công thương sẽ tổ chức kiểm tra nghiệm thu, còn việc nghiệm thu dự án là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án điện gió.

Với thực tế nhiều dự án điện gió chạy đua để có COD trước ngày 1/11/2021 và không ít trong số đó đặt tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, Bộ Công thương cũng đang tính các phương án liên quan, trong đó có sự tham gia của Sở Công thương địa phương.

Thực tế, các dự án điện gió đang trong quá trình triển khai và chuẩn bị vận hành thương mai đều phải đang trải qua các bước để được công nhận vận hành thương mại dự án (COD).

Sau khi nhận được Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình và đề nghị tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình của nhà đầu tư, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã thành lập Tổ kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình.

Tổ kiểm tra được giao nhiệm vụ kiểm tra công tác nghiệm thu các hạng mục công trình, việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng (khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình…) theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.

Danh mục hồ sơ, tài liệu chính phục vụ việc kiểm tra tại Phụ lục Vib ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP và các hồ sơ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cũng bởi thực tế giãn cách xã hội hiện nay, Tổ công tác có sự tham gia của đại diện Sở Công thương tỉnh Trà Vinh. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã đề nghị Sở công thương địa phương ngoài tham gia Tổ kiểm tra công tác nghiệm thu công trình dự án còn tiến hành cung cấp thông tin và có ý kiến đánh giá cụ thể đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng trên các mặt.

Cụ thể là sự phù hợp với kế hoạch.quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tuân thủ quy định của pháp luật của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng và trong giai đoạn hiện nay (giấy phép xây dựng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng…); trực quan và ghi nhận bằng quay phim, chụp ảnh các công trình, hạng mục công trình được chủ đầu tư nghiêm thu như tua bin gió, hạng mục xây dựng nhà máy, công trình điện đến điểm đấu nối và các nội dung liên quan.

Các văn bản này được yêu cầu gửi về Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tại Hà Nội để tổ kiểm tra tổng hợp báo cáo.

Đối với các chủ đầu tư dự án điện gió, yêu cầu được đưa ra là thực hiện nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ đầu tư cũng phải chuẩn bị báo cáo tổng hợp công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và việc hoàn thành công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng; tập hợp đầu đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến địa điểm làm việc (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo); thông báo cho các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị để cử cán bộ có chức năng làm việc với Tổ kiểm tra trong thời gian làm việc với Dự án (trực tiếp kết hợp với trực tuyến).

Chủ đầu tư cũng phải phối hợp cung cấp các hồ sơ tài liệu liên quan theo yêu cầu của Sở Công thương địa phương, báo cáo nghiệm thu về công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình đến thời điểm kiểm tra; báo cáo về tình hình thi công chung trên công trường.

Chủ đầu tư cũng được yêu cầu cung cấp kết quả, biên bản thử nghiệm ban đầu gồm thử nghiệm khả năng phát/nhận công suất phản kháng, thử nghiệm kết nối AGC, thử nghiệm tin cậy. Đồng thời lập hồ sơ, tài liệu (theo Phụ lục VIb kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP) về công tác nghiệm thu, quản lý chất lượng hạng mục công trình nhà máy điện gió dưới dạng file điện tử, gửi báo cáo kèm theo USB hoặc đĩa CD có chứa các file trên về Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tại Hà Nội để xem xét

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện nhà đầu tư của một dự án điện gió vừa được cấp COD cho hay, do dự án điện gió có khá nhiều công trình riêng biệt, từ trạm, công trình xây dựng, móng, hạ tầng và các trụ gió nên việc nghiệm thu của chủ đầu tư cũng đã chủ động rải ra theo các giai đoạn.

Như vậy, nếu văn bản của Hội đồng kiểm tra nghiệm thu chậm thì việc công nhận COD cũng phải theo thời gian này.

Nhiều dự án điện gió muốn kéo dài tiến độ
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay được nhiều địa phương và doanh nghiệp cho là lý do khiến dự án điện gió khó về đích đúng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư