-
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm giảm ô nhiễm không khí -
Phân cấp thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường -
Cơ hội để ngành điện giảm phát thải nhanh, tiết kiệm mà vẫn cung cấp điện ổn định -
Ban hành bộ chỉ số kiểm soát ô nhiễm biển -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh
Phát biểu tại lễ ra mắt đoạn đường này, ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Khu công nghiệp DEEP C cho biết, việc triển khai đoạn đường đầu tiên từ rác thải nhựa này là dấu mốc quan trọng trong tiến trình trở thành khu công nghiệp sinh thái đi đầu tại Việt Nam của DEEP C.
"Những con đường mới, bền hơn và an toàn hơn này không chỉ đem lại lợi ích cho DEEP C và các doanh nghiệp tại khu công nghiệp của chúng tôi mà còn phát đi thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường khi mà quản lý rác thải nhựa đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam".
Đoạn đường giao thông thí điểm từ phế liệu nhựa được làm liền kề với đoạn đường đã được thi công bằng kỹ thuật bê tông nhựa Asphalt thông thường để theo dõi, quan trắc đối chứng, từ đó kiểm soát, đánh giá chất lượng công trình. Dự kiến, đến tháng 11/2019, Deep C sẽ xây dựng thí điểm giai đoạn 2, con đường dài 1,2 km, nâng tổng chiều dài đoạn đường từ rác thải nhựa đạt 1,4 km. Đoạn đường này sẽ chuyển hóa tổng cộng 6,5 tấn bao bì nhựa dẻo thay vì trở thành rác thải hoặc bị chôn lấp trong các bãi xử lý rác – tương đương với hơn 1,7 triệu bao bì nhựa dẻo.
Đoạn đường giao thông 200m từ phế liệu nhựa được làm liền kề với đoạn đường đã được thi công bằng bê tông nhựa Asphalt |
Nguồn rác thải nhựa sinh hoạt tái chế chủ yếu là bao bì nhựa dẻo như màng polyethylene do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng cung cấp. Rác thải nhựa được làm sạch, phơi khô và nghiền nhỏ trước khi trộn với nhựa đường asphalt ở nhiệt độ 150 – 180 độ C. Ở nhiệt độ này, nhựa bị nóng chảy hoàn toàn, hòa với nhựa đường, giúp nâng cao độ bền cho con đường.
Trước khi trải nhựa đường thực tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện hai thí nghiệm với kết quả đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn của Việt Nam. Sau khi triển khai thành công dự án này, nhiều đoạn đường sử dụng rác thải nhựa tái chế hơn nữa sẽ được xây dựng trong các Khu công nghiệp DEEP C.
“Dow cam kết mạnh mẽ trong việc chấm dứt chất thải nhựa, trong đó có việc tìm ra các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm biến rác thải nhựa thành những sản phẩm mới”, ông Ekkasit Lakkananithiphan, Tổng giám đốc công ty Dow Việt Nam khẳng định và cho biết, chúng tôi đã xây dựng hơn 90 km đường giao thông từ rác thải nhựa tại Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan, Hoa Kỳ và đây cũng là nền tảng để chúng tôi triển khai áp dụng dự án này tại Việt Nam.
Ông Paul Jansen, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam cho rằng, đây là kết quả hợp tác chặt chẽ giữa Dow và DEEP C nhằm mang lại những giải pháp đổi mới, sáng tạo để giải quyết vấn đề rác thải nhựa và là một ví dụ tiêu biểu về sự hợp tác kinh doanh thành công, một bên là giữa các công ty Bỉ, quốc tế và Việt Nam và một bên khác là giữa chính quyền địa phương và trung ương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam.
Các đại biểu cắt băng khánh thành đoạn đường giao thông làm từ phế liệu nhựa, rác thải nhựa |
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố đánh giá cao nỗ lực của Khu công nghiệp DEEP C và đối tác Dow trong công tác bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hoan nghênh Khu công nghiệp DEEP C là một trong những doanh nghiệp tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam. Đồng thời, đề nghị các sở, ban, ngành của thành phố căn cứ hiệu quả của dự án, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để dự án ý nghĩa này được triển khai đại trà trong khu công nghiệp.
“DEEP C đang trên đà trở thành biểu tượng cho phát triển xanh, các khu công nghiệp của chúng tôi đang chứng minh tăng trưởng kinh tế hoàn toàn có thể đồng hành cùng phát triển bền vững. Năm ngoái, chúng tôi đã khởi động sáng kiến khu công nghiệp sinh thái, được cấp giấy phép cho dự án năng lượng tái tạo đầu tiên, đặt đơn hàng cối xay gió đầu tiên về Hải Phòng và chúng tôi sẽ không ngừng tìm kiếm thêm nhiều giải pháp để xây dựng một môi trường sản xuất xanh hơn. Với tất cả những điều trên, tôi tin tưởng rằng con đường nhựa này sẽ là một chất xúc tác mở đường cho một tương lai phát triển bền vững không chỉ của DEEP C mà còn của cả thành phố Hải Phòng”, ông Bruno Jaspaert nhấn mạnh.
-
Ban hành bộ chỉ số kiểm soát ô nhiễm biển -
Nông dân “thở phào” với chính sách vay vốn mới -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh -
Thêm công cụ tài chính để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả