-
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa chủ trì cuộc họp lần thứ nhất nhằm rà soát tiến độ chuẩn bị các dự án phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (Mekong DPO).
Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo UBND 13 tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, đại diện Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, đại diện cho 6 đối tác phát triển gồm: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương điều hành cuộc họp |
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, gần một năm qua, với sự phối hợp của 6 đối tác phát triển, sự chỉ đạo của Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL, và đặc biệt sau lễ công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL vào tháng 6/2022, công tác chuẩn bị dự án của các Bộ, địa phương được quan tâm, thúc đẩy. 6 đối tác phát triển đã có các chuyến công tác, khảo sát đối với toàn bộ 16 đề xuất dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, địa phương tiến hành các thủ tục trong nước theo quy định đối với các đề xuất dự án.
“Nhận thức ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của các dự án đối với sự phát triển của vùng ĐBSCL, các bên cần nỗ lực để các dự án có thể được triển khai trong thời gian sớm nhất. Trong cuộc họp ngày hôm nay, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại bức tranh tổng thể của toàn bộ 16 đề xuất dự án, trao đổi về các vướng mắc, khó khăn, thách thức trong quá trình chuẩn bị và đề ra giải pháp tháo gỡ”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Báo cáo tiến độ các dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vào tháng 3/2022, đã thống nhất với 6 đối tác phát triển phương án nguồn vốn nước ngoài cho các dự án (Cụ thể, ADB: Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang (dự án ĐT.963), Bạc Liêu; AFD: Vĩnh Long; JICA: Cần Thơ và Hậu Giang; KfW: Kiên Giang; KEXIM: Long An, Bến Tre, An Giang, Cà Mau; WB: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Cũng từ tháng 3/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng 6 đối tác phát triển tổ chức hơn 10 chuyến khảo sát, làm việc với 13 tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi về qui mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án, với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng; vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD (tương đương 66.282 tỷ đồng).
Về cơ chế tài chính trong nước phần vốn vay, đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông vận tải: cấp phát; đối với 13 tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL: vay lại 10%, cấp phát 90%.
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi văn bản lấy ý kiến đối với các đề xuất dự án. Đồng thời, đề nghị các đối tác rà soát về khả năng đơn giản hóa quy trình, thủ tục cung cấp các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án. AfD, KfW, ADB, WB đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.
Tại văn bản số 761/BKHĐT-KTĐN, ngày 8/2/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Áp dụng cơ chế cấp phát 90% và cho vay lại 10% đối với dự án của địa phương; ủy quyền cho các địa phương là cơ quan chủ quản các dự án Quốc lộ; coi các dự án xây cầu nối 2 địa phương thuộc các Tỉnh lộ là dự án liên vùng và cấp phát 100% vốn vay ODA, ủy quyền 1 địa phương làm chủ đầu tư (đối với các dự án phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu).
Đại diện Đại sứ quán Australia tại Việt Nam trao đổi ý kiến tại cuộc họp |
Đánh giá chung về các dự án, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về khả năng cân đối Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 thì vốn nước ngoài ngân sách Trung ương: Trường hợp áp dụng cơ chế 90/10 và giải ngân 10% (5.617 tỷ đồng) là có khả năng cân đối (Báo cáo số 243/BC-CP ngày 16/7/2021 của Chính phủ lên Quốc hội, dự kiến các dự án Mekong DPO được bố trí 46.000 tỷ đồng vốn nước ngoài từ ngân sách trung ương theo phương án vay hòa ngân sách).
Tương tự, vốn đối ứng ngân sách Trung ương, cũng có khả năng cân đối (Bộ Giao thông vận tải dự kiến bố trí từ số vốn đã giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất giao bổ sung từ số vốn ngân sách trung ương 4.932 tỷ đồng).
Tuy nhiên, vốn đối ứng địa phương với tổng mức 28 nghìn tỷ đồng là thách thức lớn.
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các giải pháp, đó là: Về danh mục dự án Mekong DPO, cần xác định danh mục các dự án ưu tiên của ĐBSCL trên cơ sở Quy hoạch Vùng, Quy hoạch tích hợp địa phương nhằm đảm bảo tính kết nối, làm căn cứ đàm phán tổng thể với các đối tác phát triển như yêu cầu tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 1/4/2021.
Về hạn mức vốn nước ngoài huy động cho các dự án Mekong DPO, không nên giới hạn từ đầu mức vốn ODA huy động cho các dự án ưu tiên của Vùng để đảm bảo tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của Vùng.
Về cơ chế tài chính, do các dự án của Vùng ĐBSCL là nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và liên kết vùng nên tất cả các dự án do 1 địa phương làm chủ đầu tư được áp dụng cơ chế cấp phát vốn vay nước ngoài 90% từ ngân sách trung ương.
Về thẩm quyền đầu tư, đối với các dự án có tính chất liên kết vùng liên quan đến 2 địa phương, cần kiến nghị Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù giao 1 địa phương làm chủ đầu tư và cấp phát toàn bộ, các địa phương bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng.
Tại cuộc họp, đại diện Lãnh đạo UBND các tỉnh vùng ĐBSCL đều có chung ý kiến đó là cần xác định cả 16 dự án đều cấp thiết và ưu tiên như nhau và mong muốn được triển khai nhanh và đồng bộ, bởi dự án đi qua nhiều tỉnh, thành, nếu một địa phương triển khai chậm trễ thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. Đặc biệt, đối với tuyến đường bộ ven biển cần được đầu tư đồng bộ, khép kín, tối thiểu phải là đường cấp III đồng bằng, tránh tình trạng đoạn qua tỉnh này thì cấp III, đoạn qua tỉnh khác thì cấp IV…
Lãnh đạo các địa phương trong vùng ĐBSCL cũng thống nhất cao với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về áp dụng cơ chế cấp phát 90% và cho vay lại 10% đối với dự án của địa phương; ủy quyền cho các địa phương là cơ quan chủ quản các dự án Quốc lộ; coi các dự án xây cầu nối 2 địa phương thuộc các tỉnh lộ là dự án liên vùng và cấp phát 100% vốn vay ODA, ủy quyền 1 địa phương làm chủ đầu tư.
Về tiến độ của các dự án Mekong DPO, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, trong tháng 6/2023 sẽ phê duyệt đề xuất; đến tháng 12/2023, phê duyệt chủ trương đầu tư. Đối với các dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải sẽ Quyết định đầu tư và ký hiệp định vào tháng 6/2024. Còn các dự án của các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL sẽ Quyết định đầu tư và ký hiệp định vào tháng 9/2024.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Mekong DPO, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị các địa phương cần kết thúc việc điều chỉnh, rà soát, thay đổi tuyến, cũng như thay đổi tổng mức đầu tư dự án... trên cơ sở bảo đảm đúng quy định pháp luật, nếu việc đó tiếp tục kéo dài thì không biết đến bao giờ hồ sơ mới xong, được phê duyệt.
Phải cân đối, báo cáo cấp thẩm quyền địa phương, HĐND về khả năng đối ứng của địa phương đối với các dự án DPO, vì khoản này cũng tương đối nhiều.
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong việc sắp tới đây sẽ phải hoàn thiện, tiếp thu, giải trình các ý kiến sau khi nhận đủ ý kiến của các bộ, ngành Trung ương đối với hồ sơ đề xuất dự án để sớm được phê duyệt.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng mong muốn các đối tác phát triển sẽ cùng nỗ lực huy động các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, các khoản hỗ trợ kỹ thuật để giúp trực tiếp các dự án, các địa phương cũng như cân nhắc về việc đơn giản hóa quy trình thủ tục đối với các dự án.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các nhà tài trợ quan tâm đến các đề xuất bổ sung của các địa phương để xem xét cân đối, bổ sung thêm các nguồn lực trong thời gian tới…
-
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024