
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
-
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
![]() |
Sân bay Gia Lâm có chiều dài đường cất hạ cánh: chính 2.000 m; phụ: 1.200m. Ảnh: Internet |
Cục Hàng không Việt Nam Việt Nam vừa cho biết là sẽ tiếp tục kiến nghị chuyển cảng hàng không Gia Lâm thành sân bay chuyên dùng và không quy hoạch có hoạt động bay dân dụng thường lệ tại sân bay này trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, lý do dẫn tới việc phải điều chỉnh quy hoạch này là sân bay Gia Lâm chỉ được khai thác tàu bay ATR72 và tương đương trở xuống. Việc nâng cấp kéo dài đường hạ cất cánh là không khả thi do 2 đầu hạ cất cánh đều vướng đường bộ và đường sắt. Sân bay Gia Lâm cũng nằm trọn trong khu vực nội đô Tp.Hà Nội nên việc mở rộng để đón các tàu bay lớn hơn không đảm bảo môi trường tiếng ồn cho các khu dân cư đông đúc bên cạnh.
Bên cạnh đó, do sự phát triển về hạ tầng đường bộ hiện nay việc duy trì các đường bay ngắn từ Hà Nội lên các tỉnh Tây Bắc gồm Nà Sản, Điện Biên, Lào Cai là khó khả thi do thời gian di chuyển, chờ là không chênh lệch nhau nhiều.
Lý do thứ ba được Cục Hàng không đưa ra là kế hoạch phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không trong nước sẽ bỏ dần loại tàu bay nhỏ như ATR72, F70 trở xuống, vì vậy việc quy hoạch sân bay Gia Lâm khai thác các tàu bay là không khả thi.
Trước đó, vào năm 2006, Bộ GTVT đã quy hoạch cảng hàng không Gia Lâm đạt tiêu chuẩn cấp 3C của ICAO, đảm bảo phục vụ khai thác các đường bay ngắn trong khu vực phía Bắc như Hà Nội – Điện Biên, Hà Nội – Nà Sản, Hà Nội – Đồng Hới, Hà Nội – Vinh bằng máy bay ATR72, F70.
Sân bay Gia Lâm nằm tại quận Long Biên, hiện là nơi dùng chung cho cả quân sự và dân sự. Toàn bộ diện tích sân bay này rộng khoảng 302,61 ha, trong đó, diện tích đất dành cho quân sự là 144,44 ha, dân sự khoảng 80 ha; và diện tích dùng chung cả quân sự, dân sự là 66,4 ha.

-
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh -
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội -
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil -
Nửa đầu năm 2025, tăng trưởng của TP.HCM mới đạt 6,56% -
Nghệ An làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc) thu hút đầu tư
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower