Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Sân bay Gia Lâm sắp kết thúc chức năng hàng không dân dụng
Anh Minh - 01/10/2018 08:09
 
Bộ Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện các thủ tục bãi bỏ quy hoạch tổng thế Cảng hàng không Gia Lâm – Hà Nội.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Bộ Quốc phòng, UBND Tp. Hà Nội tham gia ý kiến về việc bãi bỏ quy hoạch Cảng hàng không Gia Lâm (CHK). Theo Bộ GTVT, thực hiện Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT tình hình quản lý đất theo quy hoạch CHK Gia Lâm và kiến nghị Bộ GTVT thực hiện thủ tục bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm. Để ban hành Quyết định bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm, Bộ GTVT trân trọng đề nghị Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, có ý kiến đối với báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam về hiện trạng sử dụng đất và tác động đối với công tác quản lý và sử dụng đất của việc bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm. CHK Gia Lâm được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 980/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2006, theo đó vai trò CHK Gia Lâm là CHK nội địa cấp 3C và sân bay quân sự cấp II. Tuy nhiên, do các hạn chế về nguồn vốn nên Bộ GTVT chưa tiến hành đầu tư khu hàng không dân dụng tại CHK Gia Lâm.  Trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Hàng không (Tư vấn AEC) đã đánh giá việc phát triển CHK Gia Lâm để khai thác dân dụng giai đoạn đến năm 2020 không còn phù hợp chung với xu hướng phát triển các CHK ra khỏi khu vực nội thành trên thế giới; không phù hợp với với kế hoạch phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam và xu thế phát triển đội tàu bay trên thế giới vì để có thể khai thác dân dụng tại CHK Gia Lâm sẽ phải kéo dài đường cất hạ cánh. Tuy nhiên việc kéo dài đường cất hạ cánh là khó khả thi do không phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội và quy hoạch vùng thủ đô. Vì vậy, Tư vấn AEC đã đề nghị đưa CHK Gia Lâm ra khỏi mạng CHK toàn quốc.  Tại mục V.1.h Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT “Thực hiện các thủ tục bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm đã duyệt để Bộ Quốc phòng quản lý theo hiện trạng”. CHK Gia Lâm có diện tích 320,61 ha, trong đó đất do hàng không dân dụng quản lý là 91,77 ha, đất dùng chung là 66,4 ha, đất do quân sự quản lý là 144,44 ha. Theo Cục Hàng không Việt Nam, CHK Gia Lâm hiện đang do Quân chủng PKKQ quản lý, khai thác bay quân sự, không có hoạt động bay dân dụng. Trường hợp hủy quy hoạch CHK Gia Lâm chỉ mang tính chất hủy quy hoạch hoạt động bay dân dụng và chủ chức năng là sân bay dùng chung. CHK Gia Lâm vẫn giữ nguyên huy mô và vai trò hiện hữu là sân bay quân sự.
 CHK Gia Lâm vẫn giữ nguyên huy mô và vai trò hiện hữu 

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Bộ Quốc phòng, UBND Tp. Hà Nội tham gia ý kiến về việc bãi bỏ quy hoạch Cảng hàng không Gia Lâm (CHK).

Theo Bộ GTVT, thực hiện Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT tình hình quản lý đất theo quy hoạch CHK Gia Lâm và kiến nghị Bộ GTVT thực hiện thủ tục bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm.

Để ban hành Quyết định bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm, Bộ GTVT trân trọng đề nghị Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, có ý kiến đối với báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam về hiện trạng sử dụng đất và tác động đối với công tác quản lý và sử dụng đất của việc bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm.

CHK Gia Lâm được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 980/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2006, theo đó vai trò CHK Gia Lâm là CHK nội địa cấp 3C và sân bay quân sự cấp II. Tuy nhiên, do các hạn chế về nguồn vốn nên Bộ GTVT chưa tiến hành đầu tư khu hàng không dân dụng tại CHK Gia Lâm.

Trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Hàng không (Tư vấn AEC) đã đánh giá việc phát triển CHK Gia Lâm để khai thác dân dụng giai đoạn đến năm 2020 không còn phù hợp chung với xu hướng phát triển các CHK ra khỏi khu vực nội thành trên thế giới; không phù hợp với với kế hoạch phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam và xu thế phát triển đội tàu bay trên thế giới vì để có thể khai thác dân dụng tại CHK Gia Lâm sẽ phải kéo dài đường cất hạ cánh.

Tuy nhiên việc kéo dài đường cất hạ cánh là khó khả thi do không phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội và quy hoạch vùng thủ đô. Vì vậy, Tư vấn AEC đã đề nghị đưa CHK Gia Lâm ra khỏi mạng CHK toàn quốc.

Tại mục V.1.h Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT “Thực hiện các thủ tục bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm đã duyệt để Bộ Quốc phòng quản lý theo hiện trạng”.

CHK Gia Lâm có diện tích 320,61 ha, trong đó đất do hàng không dân dụng quản lý là 91,77 ha, đất dùng chung là 66,4 ha, đất do quân sự quản lý là 144,44 ha.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, CHK Gia Lâm hiện đang do Quân chủng PKKQ quản lý, khai thác bay quân sự, không có hoạt động bay dân dụng. Trường hợp hủy quy hoạch CHK Gia Lâm chỉ mang tính chất hủy quy hoạch hoạt động bay dân dụng và chủ chức năng là sân bay dùng chung. CHK Gia Lâm vẫn giữ nguyên huy mô và vai trò hiện hữu là sân bay quân sự.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư