-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Ảnh minh họa |
Thượng vàng, hạ cám
Sau khi điều trị khỏi Covid-19, thấy bản thân còn ho, mệt mỏi, khó thở, nhiều người ngay lập tức tìm mua các thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe. Người nào khiêm tốn thì trong tủ thuốc có vài lọ vitamin, người nhiều thì 5-7 loại, từ hàng nội đến hàng nhập khẩu, xách tay.
Với nhu cầu lớn, nên hàng loạt sản phẩm được quảng cáo hỗ trợ điều trị hậu Covid-19 được chào bán trên thị trường.
Ghi nhận nhanh chợ thuốc online, vô số sản phẩm bổ phổi, thanh lọc phổi được rao bán, từ loại sản xuất trong nước với giá 50.000 - 200.000 đồng/hộp, đến các loại nhập khẩu từ Nhật, Australia, Nga với giá hàng triệu đồng.
Chẳng hạn, sản phẩm Siro kháng khuẩn thanh lọc phổi TheartDetox Lung có giá 250.000 đồng/lọ; viên bổ phổi Xtend Life Lung Support Plus được quảng cáo bảo vệ, hồi phục sức khỏe phổi sau khi mắc Covid-19 có giá 1,4 - 1,6 triệu đồng/hộp; viên bổ phổi Kobayashi được giới thiệu là “tuyệt chiêu làm sạch phổi, thổi bay Covid-19” có giá 700.000 - 800.000 đồng/hộp.
Hay với loại thanh lọc phổi Nhật Tsumura, giá dao động từ hơn 900.000 đồng đến hơn 1,2 triệu đồng; viên uống thanh lọc phổi Healthy Care Original Lung Detox (loại 180 viên, xuất xứ Australia) có giá 600.000 - 700.000 đồng/sản phẩm.
Ngoài ra, theo chủ một số hiệu thuốc lớn trên địa bàn Hà Nội, các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu giúp giảm triệu chứng Covid-19, hoặc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng như viên ngậm, siro hỗ trợ giảm ho Kinder Thymepect, viên sủi A-Z Fizz, viên uống bổ sung vitamin tổng hợp A-Z Depot... có tình trạng khan hàng do nhu cầu quá lớn của người dân.
Sau khi mắc Covid-19, ngoài sử dụng thực phẩm chức năng được sản xuất công nghiệp, nhiều người còn chọn cho bản thân và gia đình các sản phẩm bổ dưỡng như yến sào, đông trùng hạ thảo. Qua khảo sát, yến thô nguyên tổ chưa nhặt lông hiện có giá 2,5 - 4 triệu đồng/lạng; chân yến thô giá 2 - 2,5 triệu đồng/lạng; huyết yến đảo giá 6 - 9 triệu đồng/lạng; bạch yến đảo giá 4 - 6 triệu đồng/lạng...
Được nhiều người ví như “thần dược”, đông trùng hạ thảo cũng được nhiều người quảng cáo là thảo dược tiếp sức mùa dịch cho bệnh nhân mắc Covid-19. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, mặt hàng này được rao bán với nhiều mức giá khác nhau. Đối với đông trùng hạ thảo trong nước, giá “mềm” hơn, có loại chỉ 280.000-350.000 đồng/10 gr, nhưng cũng có loại lên tới 1-2 triệu đồng/10 gr. Còn hàng nhập khẩu thì thấp nhất là 3-5 triệu đồng/10 gr, loại đắt tiền khoảng 10 triệu đồng/10 gr.
Cẩn trọng với hàng giả, không rõ nguồn gốc
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19 và dịch cúm mùa với số bệnh nhân về đường hô hấp gia tăng, lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số tổ chức, cá nhân đã tung ra thị trường các sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được phản ánh từ người tiêu dùng về sản phẩm K6F2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kmuravir® đang được bán trao tay để phòng ngừa, điều trị sau mắc Covid-19. Đáng chú ý là, trên hộp sản phẩm ghi số tự công bố sản phẩm: 018/2021/CB-KMURA và không có các thông tin về tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất; không ghi tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Trên vỏ hộp chỉ ghi công dụng là phòng ngừa các vấn đề về hô hấp do vi khuẩn, virus như viêm đường hô hấp cấp; tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể; giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, hỗ trợ lấy lại vị giác.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khẳng định, thông tin ghi trên hộp sản phẩm như nêu trên là sai quy định về ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe; nội dung ghi công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh, vi phạm khoản 15, Điều 6, Luật Dược.
Mặt khác, trên hộp sản phẩm có ghi dòng chữ "NOT FOR SALE" ("Không được bán"), nhưng lại bán cho người tiêu dùng. Như vậy, việc không đăng ký, việc ghi nhãn, ghi công dụng, bán sản phẩm như đã nêu trên là vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.
Còn với đông trùng hạ thảo, đắt đỏ là vậy, song theo chuyên gia mặt hàng này, rất khó phân biệt thật - giả, nếu như không có kiến thức. Với đông trùng hạ thảo nhập khẩu, rất khó kiểm tra, đánh giá chất lượng, bởi sản phẩm có thể đã bị rút hoạt chất quý, chỉ còn lại "rác dược liệu". Khi tới tay người tiêu dùng, nếu bằng mắt thường, thật khó để biết trong sản phẩm đó có còn hoạt chất Cordycepin và Adenosine (2 hoạt chất có trong đông trùng hạ thảo tự nhiên) hay không.
Với triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải sau khi mắc Covid-19 là ho, bác sĩ Phạm Thị Bích Đào (Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho rằng, ho sau khi khỏi Covid-19 là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, ho là phản xạ có lợi, làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở. Bác sĩ chỉ điều trị khi cơn ho quá nhiều, ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ. Ho không nhiều, người bệnh không cần can thiệp, chỉ tập hít thở, uống nước ấm, bổ sung dinh dưỡng... để tăng đề kháng.
Thay vì dùng các biện pháp "thanh lọc phổi, bổ phổi" như nhiều người đang lạm dụng, các bác sĩ khuyên người bệnh tập hít vào và thở ra bằng mũi, thở chậm cho đến khi hết cơn ho; ngậm miệng và nuốt liên tục đến khi hết cơn ho hoặc uống nước ấm thành ngụm nhỏ cho đến khi cơn ho dừng...
Cũng theo các chuyên gia, hiện các loại thực phẩm bán trên không gian "ảo" rất khó kiểm định chất lượng. Nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, thì cơ thể không tốt lên, mà ngược lại, tình trạng bệnh còn nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ nhiều lô hàng thực phẩm chức năng buôn lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hơn nữa, việc sử dụng thực phẩm chức năng giống như "dao hai lưỡi", nếu bổ sung dư thừa cũng gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024