-
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) |
Ông đánh giá thế nào về vai trò của y tế tư nhân trong công tác khám chữa bệnh hiện nay?
Y tế tư nhân chia sẻ với y tế công một phần trong việc cung cấp dịch vụ, đặc biệt là việc khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, y tế tư nhân cũng huy động được nguồn vốn để xây dựng hạ tầng, trong khi ngân sách nhà nước chưa thể cung cấp đủ cho chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó, y tế tư nhân cũng tạo ra đối trọng với y tế công nhằm phát huy tính năng động trong quản lý, khắc phục tính trì trệ, ỷ lại và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính.
Đồng thời, y tế tư cũng tạo ra tính cạnh tranh lành mạnh trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho người sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chọn lựa theo nhu cầu và yêu cầu.
Phát triển y tế tư là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, y tế tư nhân ở nước ta chưa phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân hàng đầu lại nằm ở những bất cập trong công tác quản lý. Vì vậy, đổi mới quản lý y tế tư có một ý nghĩa quyết định để phát triển y tế tư trong giai đoạn tới, thưa ông?
Phát huy thế mạnh của tư nhân, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách xã hội hóa công tác y tế, khuyến khích tư nhân đầu tư, đặc biệt đầu tư ở phân khúc cao, theo yêu cầu, tiến tới phát triển mô hình du lịch kết hợp khám chữa bệnh trong và ngoài nước.
Theo đánh giá từ Bộ Y tế, những năm qua, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã có kế hoạch đầu tư mới bệnh viện với quy mô hàng ngàn giường, kỹ thuật hiện đại, một số tỉnh đã có bệnh viện quốc tế do tư nhân đầu tư, nhưng vẫn là con số ít, chưa tương xứng với tiềm năng của xã hội. Mặc dù y tế tư nhân phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây, nhưng quy mô còn khiêm tốn so với ngành nghề khác.
Vậy để tăng đầu tư trong lĩnh vực y tế tư nhân, theo ông, cần có giải pháp cụ thể nào?
Trước hết, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó y tế tư nhân là một bộ phận cấu thành của hệ thống y tế nói chung, đồng thời có cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích, tạo điều kiện phát triển y tế tư nhân.
Cùng với chính sách khuyến khích, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ y tế tư nhân, nhất là y tế tư nhân tại các vùng nghèo, vùng khó khăn, tuyến cơ sở.
Đặc biệt, cần tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công và tư.
Trong công tác quản lý, cần đổi mới cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế. Đa dạng hoá các hình thức hợp tác công - tư, bảo đảm minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt công - tư trong cung cấp dịch vụ y tế.
-
Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 9,8% -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Tăng cao bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp trên -
Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoài -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
Phát hiện phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo