-
Sẽ đề xuất phương thức đầu tư hợp lý với nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Vietnam Airlines trúng thầu 2 dự án đầu tư khu bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Long Thành -
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược -
Hoàn thiện và thực hiện Đề án Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM -
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025
Hiện điểm cấn cá lớn nhất giữa các bộ, ngành chính là nguồn kinh phí để thưởng cho các nhà thầu vượt tiến độ |
Chỉ có quy định thưởng
Thời điểm này, quy định về thưởng, phạt tiến độ - cơ chế được nhiều nhà thầu đánh giá là sẽ tạo ra động lực mới tại các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn đầu tư công từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, đã được định hình tương đối rõ nét.
Trong Công văn số 4434/VPCP-CN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối tuần trước, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng để hoàn thiện đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ thưởng đối với các chủ thể có liên quan đến triển khai đầu tư xây dựng dự án (trong đó có dự án đường cao tốc) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp, trình đề xuất để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 7/2022”, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo.
Trước đó, ngày 28/6, Bộ Xây dựng đã có Công văn số 2318/BXD-KTXD gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến đối với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến việc xây dựng quy định chế độ thưởng, phạt đối với các chủ thể có liên quan đến triển khai đầu tư xây dựng dự án. Tại văn bản này, Bộ Xây dựng thống nhất với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Nghị định là chỉ để cập nội dung thưởng hợp đồng xây dựng.
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xây dựng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, bổ sung danh sách cụ thể các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và một số dự án trọng điểm ngành giao thông để đảm bảo công khai, minh bạch theo đúng định hướng của Quốc hội và Chính phủ.
Bộ Tư pháp cũng đồng thuận với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chỉ xây dựng quy định thưởng tiến độ đối với các dự án nằm trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.
“Việc phạt hợp đồng đã có quy định tương đối cụ thể và trên thực tế đã áp dụng phổ biến thông qua việc giảm trừ giá trị thanh toán gói thầu. Trong khi đó, quy định cụ thể về nguồn tiền thưởng trong tổng mức đầu tư chưa có, nên việc thưởng hợp đồng dự án sử dụng vốn đầu tư công chưa được áp dụng”, Công văn số 1923/BTP-PLDSKT của Bộ Tư pháp nêu.
Tại công văn trên, Bộ Tư pháp cũng nhất trí với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng quy định chế độ thưởng, phạt đối với các chủ thể có liên quan đến triển khai đầu tư xây dựng theo hình thức nghị định của Chính phủ.
Được biết, trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng quy định chế độ thưởng, phạt đối với các chủ thể có liên quan đến triển khai đầu tư xây dựng dự án (trong đó có dự án đường cao tốc) theo quy trình rút gọn. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đặt ra là, chế độ thưởng, phạt phải bảo đảm vừa khuyến khích sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm, vừa phòng ngừa các vi phạm trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, dự án.
Cấn cá nguồn tiền
Cuối tháng 3/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 3302/BKHĐT-KCHTĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng dự án hạ tầng giao thông thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Bộ kiến nghị Thủ tướng xem xét ban hành quy định này theo hình thức nghị định của Chính phủ và thực hiện theo quy trình, thủ tục rút gọn.
Đề xuất trên nếu được thông qua, sẽ đáp ứng được 3 tiêu chí: các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Luật (Điều 146, Luật Xây dựng); các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội (khuyến khích, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm ngành giao thông - vận tải); những vấn đề liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên (Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Nhằm thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển nhanh hoạt động sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng theo Nghị quyết số 43/2002/QH13 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, căn cứ Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 46/TB-VPCP ngày 19/2/2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Nghị định này áp dụng cho các gói thầu xây lắp của các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và một số dự án trọng điểm ngành giao thông - vận tải.
Để có nguồn tiền thưởng hợp đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng cho phép giữ lại kinh phí còn dư sau đấu thầu (bao gồm chỉ định thầu) của các dự án trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông - vận tải để có nguồn thưởng hợp đồng.
Hiện điểm cấn cá lớn nhất giữa các bộ, ngành chính là nguồn kinh phí để thưởng cho các nhà thầu trong trường hợp các gói thầu được thi công vượt tiến độ hợp đồng đã ký.
Theo quan điểm của Bộ Xây dựng, tổng mức đầu tư các dự án hiện không bao gồm chi phí thưởng hợp đồng. Vì vậy, trong vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền phụ trách phân bổ vốn đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên tham vấn ý kiến của Bộ Tài chính về nguồn vốn và giải pháp thực hiện cơ chế thưởng hợp đồng sau khi chính sách ban hành, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực pháp lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật và báo cáo Thủ tướng việc Bộ Giao thông - Vận tải dự kiến sử dụng số tiền dư sau đấu thầu (tiết kiệm 5% dự toán khi chỉ định thầu) để bố trí cho 3 dự án cao tốc quan trọng quốc gia Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
“Do phần lớn các dự án này đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư, đã lựa chọn tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, nên nếu thực hiện theo phương án này, sẽ không còn nguồn để thực hiện việc thưởng hợp đồng như Dự thảo Nghị định đang xây dựng”, lãnh đạo Bộ Tư pháp lo ngại.
- TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)
-
Vietnam Airlines trúng thầu 2 dự án đầu tư khu bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Long Thành -
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược -
Hoàn thiện và thực hiện Đề án Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM
-
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 -
Doanh nghiệp Nhật Bản đang dịch chuyển đầu tư từ sản xuất chế tạo sang ngành dịch vụ -
Gần cuối năm, Bình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài 10 triệu USD -
Quảng Nam cần hơn 8.300 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025 -
Xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn vốn đầu tư 7.962 tỷ đồng -
Năm 2025, TP.HCM dự kiến được bố trí hơn 84.100 tỷ đồng vốn đầu tư công -
TP.HCM khởi công 2 dự án BOT trong năm 2025
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng