
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
![]() |
Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ hạn chế tín dụng bất động sản, đặc biệt với khoản vay trên 3 tỷ đồng. |
Hệ số rủi ro tăng 3 lần
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN).
Trong Phụ lục của Dự thảo đã điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số khoản phải đòi. Cụ thể, hệ số rủi ro 50% đối với khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà có giá trị dư nợ gốc dưới 1,5 tỷ đồng. Hệ số rủi ro 150% đối với khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên. Hệ số này cao gấp 3 lần so với mức quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Dự thảo lần này siết khá mạnh đối với tín dụng bất động sản, đặc biệt là cá nhân. Theo Ban Soạn thảo, việc điều chỉnh nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản, bảo đảm phát triển hiệu quả, bền vững thị trường bất động sản và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Ngoài tăng hệ số tín dụng rủi ro đối với bất động sản, Dự thảo còn đưa ra 2 phương án điều chỉnh vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo hướng giảm dần tỷ lệ này xuống còn 30%, thay vì 40% hiện nay. Với các khoản vay đối với thị trường bất động sản thường có nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn cao, việc giảm tỷ lệ này sẽ hạn chế nguồn vốn vào thị trường.
Dù chưa tính toán cụ thể, nhưng một số ngân hàng cho hay, lãi suất cho vay bất động sản sẽ tăng khi thông tư này có hiệu lực.
Siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Không chỉ nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản, Dự thảo còn đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
Theo đó, phương án 1: từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020: tối đa là 40%; từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021: tối đa 35%; từ ngày 1/7/2021: tối đa 30%.
Phương án 2: từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020: tối đa 40%; từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021: tối đa 37%; từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022: tối đa 34%; từ ngày 1/7/2022: tối đa 30%.
Theo đánh giá của TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, việc siết vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ buộc các nhà băng giảm dần cho vay bất động sản, kể cả với cho cá nhân vay vốn mua nhà.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Minh Hưng cũng vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường bất động sản và việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực này trên địa bàn, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố, các khu vực có hiện tượng sốt đất. Mặt khác, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Các tổ chức tín dụng tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch tín dụng năm 2019 phù hợp với giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước…
Mặc dù đứng đầu nhóm thị trường tài sản kém minh bạch, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ do tỷ suất sinh lời tốt và giá còn rẻ trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô trong nước ổn định.
Tuy nhiên, theo phân tích của một chuyên gia lĩnh vực tài chính - tiền tệ, đầu tư mạnh vào bất động sản tiềm ẩn rủi ro trong tương lai, đặc biệt tại các khu vực ven đô, nhu cầu ở tăng cao đến từ làn sóng lao động nhập cư từ các tỉnh về thành phố lớn nhằm sinh sống và làm việc.

-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
-
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower