
-
Tập đoàn SK đề xuất tổ hợp dự án cụm công nghiệp, năng lượng, logistics tại Ninh Thuận
-
Vietnam Airlines và Vietcombank hợp tác thu xếp vốn cho Dự án 50 máy bay thân hẹp
-
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ
-
Đề xuất bổ sung hàng chục chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/4/2025 -
Biến động thuế quan: Từ lời "nhắc nhở" tới cảnh báo dành cho doanh nghiệp
Những thay đổi lớn
Cách đây không lâu, trên trang Facebook cá nhân, ông Võ Duy Phú công bố việc rời khỏi chuỗi cà phê The Coffee House. Như vậy, cùng với sự rời đi trước đó của ông Trần Hải Ninh, những cái tên gắn bó ngay từ thời điểm đầu của chuỗi cà phê này đã không còn nữa.

The Coffee House là đơn vị được Seedcom đầu tư ngay những ngày đầu và hiện là một trong top những chuỗi cà phê tự quản lớn nhất Việt Nam. Sự ra đi của các nhân vật gắn bó với thành công của chuỗi này ít nhiều thu hút giới truyền thông.
Thực tế, việc thay đổi này diễn ra ở các công ty trực thuộc Seedcom từ trước đó. Đầu tiên là chuỗi giày thời trang Juno. Không chỉ thay đổi nhân sự lãnh đạo, các khoản đầu tư của Seedcom cũng có sự thay đổi, điển hình như đầu năm nay, Công ty đã rút khỏi hãng thời trang Eva de Eva chỉ sau hơn 1 năm đầu tư.
Nguyên nhân được giới thạo tin dự đoán là vấn đề tài chính với Seedcom trong mùa dịch, nhưng lý do này cũng sớm được bỏ qua khi Ficus (đơn vị đầu tư vào Seedcom) nhận được khoản đầu tư 50 triệu USD từ Redefine Capital (Singapore) hồi đầu năm nay.
“Chúng tôi đang tập trung vào giai đoạn phát triển mới. Trong 5 năm tới, chúng tôi có thể loại bỏ bớt những mô hình không hiệu quả hoặc chúng tôi không có khả năng làm tốt”, ông Đinh Anh Huân, đồng sáng lập Seedcom chia sẻ với báo giới.
Tương tự, về nhân sự, ông Huân cho biết, mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cần những tố chất và khả năng của người quản lý, điều hành khác nhau.
Năm 2014, Seedcom được thành lập với 3 mục tiêu là hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp, dẫn đầu trong xu hướng bán lẻ mới và đưa hàng Việt Nam xuất khẩu. Chính vì thế, Seedcom không đầu tư tài chính như các quỹ, mà tham gia vào vận hành, phát triển sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho 3 mục tiêu trên.
7 năm qua, Seedcom hình thành hệ sinh thái hơn 10 công ty trực thuộc và tạm thời chia làm hai khối. Khối phục vụ cho người dùng cuối là The Coffee House, Juno, Hnoss, King Food và Cầu Đất Farm. Điểm nhận dạng của phần lớn công ty trong nhóm này là mạng lưới chuỗi cửa hàng rộng khắp. Khối thứ hai là khối tập hợp các công ty công nghệ, chuyên tạo ra giải pháp phục vụ cho khối bán lẻ với các cái tên như Haravan, Ipos, Kaipass, Kariba…
Theo ông Huân, trong thời gian qua, các công ty của Seedcom đã có mô hình, dịch vụ rõ ràng và quan trọng nhất là đã được khách hàng chấp thuận, ủng hộ.
“Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, các công ty này cần sự lớn mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn nữa”, ông Huân nói.
Chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo
Với nguồn vốn bổ sung, Seedcom sẽ tập trung phát triển những sản phẩm, dịch vụ có khả năng xuất khẩu trong vòng 5 năm tới. Juno và The Coffee House là hai cái tên được giao trọng trách này.
Trong khi đó, với thị trường trong nước, Seedcom sẽ đầu tư vào công nghệ, vận hành để hiện thực hóa mô hình New Retail (bán lẻ thế hệ mới), làm cơ sở cho việc gia tăng trải nghiệm khách hàng.
“Để đạt mục tiêu này, Seedcom tạm thời chưa có ý định đầu tư vào doanh nghiệp hay triển khai mô hình kinh doanh mới trong 5 năm tới”, ông Huân thông tin.
Nhân sự là một trong các vấn đề quan trọng của Seedcom hiện nay. Ông Huân tự nhận xét, bản thân ông cảm thấy mình đang phát triển chậm hơn so với nhu cầu đòi hỏi của Công ty. Thế mạnh của ông là xây dựng những mô hình kinh doanh ban đầu, ứng dụng công nghệ và số hóa vận hành doanh nghiệp, nhưng điều đó chưa đủ đối với nhu cầu hiện nay của Seedcom.
Công ty đang tìm kiếm các nhân sự có khả năng xây dựng hệ thống, quy trình, lên kế hoạch chiến lược để có thể đi nhanh hơn trong thời gian tới. Theo ông Huân, mỗi người có những tố chất, kỹ năng và năng lực học hỏi khác nhau. Mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cần người lãnh đạo có những thế mạnh khác nhau. Giai đoạn khởi đầu cần người có tố chất xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, giai đoạn tăng trưởng quy mô cần người quản lý có những kỹ năng và khả năng khác.
Chia sẻ về đối tượng Công ty tìm kiếm, đại diện Seedcom cho biết, cần các nhân tố có khả năng học hỏi, thay đổi, trang bị nhiều năng lực khác nhau để ứng với mỗi giai đoạn của công ty, người đó đều có thể đi trước, kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp.
“Đây là điều không hề dễ dàng vì khi người quản lý đứng đầu một công ty không thể phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển của doanh nghiệp, thì bản thân họ thành cổ chai cho sự phát triển và chúng tôi cần phải tìm người phù hợp cho giai đoạn phát triển mới”, ông Huân chia sẻ.

-
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ -
Đề xuất bổ sung hàng chục chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/4/2025 -
Biến động thuế quan: Từ lời "nhắc nhở" tới cảnh báo dành cho doanh nghiệp -
Thủ tục "luồng xanh" có mặt trong điểm sáng của dòng chảy pháp luật kinh doanh -
18 phòng Quản lý xuất nhập khẩu được giao nhiệm vụ cấp C/O, CNM, REX -
EVN sẵn sàng phương án đảm bảo điện cho Đại lễ 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung