Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Siết sở hữu chéo sẽ làm thu hẹp thị phần tín dụng và lợi nhuận nhóm ngân hàng nhỏ
Thùy Liên - 02/01/2024 17:07
 
Thị phần tín dụng nhóm ngân hàng TMCP tư nhân tăng từ mức 40% năm 2017 lên 47% (tính đến quý III/2023). Đặc biệt, nhóm ngân hàng tư nhân lớn có tỷ trọng đóng góp lợi nhuận lên đến gần 30%, trong khi chỉ chiếm 18% thị phần tín dụng.

Lãi suất sẽ giảm thêm 1-1,5%, cho vay mua nhà có thể phục hồi trở lại

Công ty Chứng khoán VCBS vừa công bố báo cáo về ngành ngân hàng.

Các chuyên gia phân tích VCBS nhận định, tín dụng năm 2023 có thể tăng 12%. Tốc độ tăng trưởng 12% có thể tiếp tục duy trì trong năm 2024.

Về lãi suất, dự đoán mặt bằng lãi suất kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm thêm khoảng 1 - 1,5% trong năm 2024. Tính tới cuối quý III/2023, lãi suất cho vay trung bình ghi nhận trên báo cáo tài chính các ngân hàng niêm yết giảm khoảng 0,6% từ mức đỉnh quý I/2023, tuy nhiên vẫn cao hơn 1,6% so với mức đáy quý IV/2021.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện 4 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất huy động giảm nhanh và lãi suất cho vay thực tế đã ghi nhận giảm khoảng 2 - 2,5% tại các khoản vay phát sinh mới, tuy nhiên lãi suất dành cho các khoản vay hiện hữu vẫn ở ngưỡng cao khoảng trên 10%/năm do có độ trễ 3 - 6 tháng so với lãi suất huy động và có sự phân hóa về mức độ giảm giữa các ngành nghề.

Nhóm ngân hàng thương mại tư nhân ghi nhận mức lãi suất cho vay giảm mạnh hơn nhóm ngân hàng quốc doanh do hạ lãi suất đầu ra để thu hút khách hàng sau khi kết thúc giai đoạn khó khăn về thanh khoản, cùng với việc các khoản cho vay chậm trả lãi có xu hướng gia tăng. Dự kiến lãi suất cho vay của nhóm ngân hàng này giảm chậm lại trong thời gian tới khi khách hàng quay lại trả nợ.

Kỳ vọng cho vay mua nhà sẽ dẫn dắt tăng trưởng tín dụng bán lẻ trong thời gian tới khi lãi suất hạ nhiệt và thị trường bất động sản dần hồi phục từ nửa cuối năm 2024 nhờ nhu cầu mua nhà để ở thực vẫn ở mức cao và một phần nhu cầu đầu tư tài sản tăng trở lại.  

Dự báo tín dụng bất động sản và xây dựng tiếp tục tăng nhanh, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa về khả năng tiếp cận vốn giữa các phân khúc và doanh nghiệp trên thị trường, theo đó tập trung vào phân khúc bất động sản bình dân phục vụ nhu cầu ở thực, bất động sản khu công nghiệp và xây dựng hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, một phần tín dụng được giải ngân cho các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về tài chính với mục đích tái cấu trúc nợ, đây sẽ là yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới.

Thị phần ngân hàng tư nhân có thể giảm tốc sau một thời gian bành trướng

Theo VCBS, trong suốt chu kỳ nới lỏng tiền tệ duy trì trong các năm trước, thị phần tín dụng của các ngân hàng tư nhân liên tục cải thiện từ mức 40% năm 2017 lên 47% tính đến quý III/2023. Đặc biệt, nhóm ngân hàng tư nhân lớn với mô hình hoạt động hiệu quả có tỷ trọng đóng góp lợi nhuận lên đến gần 30% trong khi chỉ chiếm 18% thị phần tín dụng.

Trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu và rủi ro nợ xấu tăng cao, nhóm ngân hàng quốc doanh giảm nhẹ triển vọng lợi nhuận khi phải duy trì quản trị rủi ro chặt chẽ, đảm bảo chất lượng tài sản ổn định, đồng thời dành nguồn lực hỗ trợ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Ngân hàng Nhà nước (giảm lãi suất, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kếm…).

Tuy nhiên, việc tăng hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát và các giải pháp đối với các vấn đề tồn tại liên quan đến sở hữu chéo, cho vay sân sau dự kiến sẽ thu hẹp thị phần tín dụng và lợi nhuận nhóm ngân hàng tư nhân quy mô trung bình - nhỏ.

Nợ xấu vẫn là câu chuyện đáng lưu ý của hệ thống ngân hàng năm 2024 tuy vẫn trong tầm kiềm soát nhờ các thông tư và chính sách hỗ trợ và khách hàng quay lại trả nợ khi áp lực chi phí lãi vay giảm bớt. Trong kịch bản Thông tư 02/2023/TT-NHNN không được gia hạn, dự báo tỷ lệ nợ xấu toàn ngành (loại trừ SCB và các ngân hàng chuyển giao bắt buộc) tăng nhanh khi nợ tái cơ cấu tới thời hạn trả, tỷ lệ nợ tái cơ cấu sẽ giảm kể từ quý II/2024, tuy nhiên có sự phân hóa.

Theo đó, nhóm ngân hàng chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải.  Nhóm ngân hàng có tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp cao và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao trong năm 2024 - 2025.

Dự báo, lợi nhuận tiếp tục có sự phân hóa mạnh trong năm 2024, với mức tăng trưởng 10%, một số ngân hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ sẽ tiếp tục giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm.

Trên cơ sở triển vọng ngành, VCBS đánh giá triển vọng đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở mức phù hợp thị trường, định giá P/B toàn ngành hiện thấp hơn khoảng 15% so với mức trung bình 5 năm. Nhóm cổ phiếu có thể xem xét đầu tư trong dài hạn là các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội so với ngành.

Lãi vay hiện hữu vẫn còn cao, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng 10% năm 2024
VCBS cho rằng, lợi nhuận ngân hàng năm 2023 sẽ đi ngang, một số ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận âm. Năm 2024, lợi nhuận trước thuế toàn ngành...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư