-
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng -
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm
Trước đây, mỗi ngày Khoa chỉ tiếp nhận từ 3-5 người bệnh nhập viện do bệnh lý tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, số lượng này đã tăng gấp 2-3 lần, dao động từ 10-15 người bệnh ở nhiều độ tuổi khác nhau. Số người mắc bệnh tiêu hóa tăng, chủ yếu do thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm mùa nóng chưa được tốt khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu…
Ảnh minh họa. |
Bệnh nhân Nguyễn Tiến Kh.17 tuổi, vào viện ngày 2/6/2024 vì sốt cao, đi ngoài phân lỏng suốt 2 ngày. Người bệnh được gia đình đưa đến Bệnh viện khám trong tình trạng sốt 38,50C; đại tiện phân lỏng 9 lần/ngày, mệt mỏi. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiêu hoá.
Sau 3 ngày điều trị bằng truyền dịch, kháng sinh, giảm tiết, bảo vệ niêm mạc tiêu hoá, người bệnh đã ổn định và được ra viện. Được biết, trước đó người bệnh đã ăn phở ngoài quán. Sau khi ăn khoảng 6 giờ thì có các triệu chứng trên.
Tương tự, người bệnh Nguyễn Hoài Th. 29 tuổi, sau ăn xúc xích ven đường được khoảng 6 giờ thì xuất hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Người bệnh vào viện trong tình trạng đau bụng nhiều, đi ngoài phân lỏng 5 lần.
Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có số lượng bạch cầu cao bất thường 11.32G/L, Mono 1.51G/L, Mono 13.4%, độ phân tán của đường kính hồng cầu 16.4%. Sau điều trị 3 ngày, người bệnh ổn định và được ra viện.
Bác sĩ nội trú Trần Văn Sơn, Khoa Nội Hô hấp - Tiêu hóa cho biết, các bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thường do các loại vi khuẩn như e.coli, campylobacter, listeria, salmonella, botulinum… gây ra.
Thời tiết nắng nóng khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng, nhiễm khuẩn nếu không bảo quản đúng.
Khi người bệnh tiêu thụ các loại thực phẩm này, vi khuẩn sẽ tấn công hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về tiêu hóa, phổ biến là rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, nặng hơn là ngộ độc.
Dự báo thời tiết Miền Bắc có thể tiếp tục nắng nóng kéo dài, các bác sĩ nhận định, nhiều khả năng số người mắc bệnh tiêu chảy nhập viện sẽ tiếp tục tăng.
Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa nóng do nhiễm vi khuẩn tả, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli,… bệnh có thể lây lan cho nhiều người khác tạo thành dịch. Những thực phẩm vệ sinh kém chính là môi trường thuận lợi cho những sinh vật này phát triển, gây bệnh.
Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, Ths.Bs. Lê Thị Hồng Nhung, Phó trưởng Khoa Nội Hô hấp - Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ đã đưa ra một số khuyến cáo trong việc bảo quản thực phẩm mùa nóng có thể áp dụng trong gia đình.
Cụ thể bác sĩ khuyến cáo, khi lựa chọn thực phẩm phải chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng.
Không chọn những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học, hoặc các loại thực phẩm chứa chất độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc,… Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, nên nấu ăn tại nhà để giảm sự ô nhiễm từ môi trường.
Với bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, cần để ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép, không nên trữ quá nhiều thực phẩm, không để lẫn thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm sống.
Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.
Hạn chế lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.
Khi chế biến thức ăn, cần rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn. Thực hiện rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh hoặc lò vi sóng, không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông.
Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.
Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, hạn chế tối đa thức ăn sống hoặc tái, các loại thực phẩm lên men không qua xử lý nhiệt (dưa muối, nem chua…). Đun kỹ lại thức ăn cũ lưu trữ trong tủ lạnh trước khi sử dụng.
Rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, bảo quản bằng lồng che, hộp đựng, nên ăn ngay sau khi chế biến xong.
Nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình là điều cần thiết. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Về ngộ độc thực phẩm, báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, nước ta ghi nhận trung bình mỗi năm khoảng 100 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.181 người mắc, 23 ca tử vong.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó có 10 vụ quy mô mắc trên 30 người (tăng 3 vụ so với cùng kỳ).
Riêng tại các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, khu chế xuất xảy ra 3 vụ ngộ độc với 518 người mắc (tăng 457 ca so với cùng kỳ).
Sau khi xảy ra các vụ ngộ độc lớn với nhiều người mắc, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Kết quả cho thấy, việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ, thường xuyên.
Để tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra các vụ ngộ độc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, cơ quan chức năng của các địa phương cần quan tâm đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó tăng cường, bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí.
Đặc biệt, các địa phương phải chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản, tập trung vào nhóm các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương tăng cường kiểm soát các sản phẩm nông sản cũng như các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.
Các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất yêu cầu các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng... kiên quyết không ký hợp đồng với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Ngoài ra, không để xảy ra tình trạng cơ sở lợi dụng có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương cấp theo quy định nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đồng thời, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người dân trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng cần được đẩy mạnh.
-
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng -
Tin mới y tế ngày 27/11: Dịch sốt xuất huyết lại tăng -
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Mỹ phẩm chứa hóa chất gây hại bị thu hồi, tiêu hủy -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Tự ý dừng thuốc, người bệnh bị nhồi máu thận -
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024