
-
Tự doanh thắng lớn, Chứng khoán Bảo Minh lãi gấp 4 trong quý II/2025
-
F88 lần thứ ba tiếp nhận chứng chỉ Bảo vệ khách hàng
-
Sôi động phát hành trái phiếu chuyển đổi cơ cấu lại nợ
-
Hà Nội phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11-12%
-
CSA 2025 tôn vinh Imexpharm: Dấu ấn bền vững vì cộng đồng và hành tinh xanh -
Sonadezi hoàn tất góp hơn 220 tỷ đồng vào Sonadezi Khánh Hòa
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ có 1 Sở giao dịch chứng khoán duy nhất, là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán; sửa đổi tên gọi Sở giao dịch chứng khoán thành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tại các điều, khoản liên quan, nhằm bảo đảm tính thống nhất, giảm bớt đầu mối quản trị, điều hành và minh bạch, rõ ràng trong áp dụng quy định của pháp luật.
“Đây là doanh nghiệp rất đặc thù nên cần được quy định cụ thể trong Luật về thẩm quyền thành lập, quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản”, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay.
Cũng theo Ủy ban Kinh tế, những biến động về thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia. Do vậy, để bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, chi phối đề nghị chỉnh lý khoản 1 Điều 42 của dự thảo Luật, theo đó Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Nội dung này đã nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 22/10.
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam đang thực hiện tiến độ tốt với mô hình hiện tại, vốn hóa thị trường lên đến 5,6 triệu tỷ đồng, trong đó Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đóng góp trên 85%. Khi tính toán xây dựng mô hình sở giao dịch chứng khoán cần phải có tính kế thừa những kết quả này. Hơn nữa, hiện nay tài khoản giao dịch của Việt Nam có khoảng 2,3 triệu tài khoản nhà đầu tư, với khoản 30.000 tài khoản nhà đầu tư nước ngoài nhưng nắm giữ 25% vốn. Điều này đòi hỏi phải thận trọng hơn nữa trong việc tổ chức thị trường chứng khoán.
Ông Ngân phân tích, hiện nay có 2 Sở giao dịch chứng khoán (Hà Nội và TP.HCM) có tư cách pháp nhân độc lập, đang hoạt động và phát triển tốt. Ông Ngân lo ngại, nếu ghép 2 sở này và tổ chức 1 sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ kìm hãm sự phát triển.
Do đó, ông Ngân đề nghị quy định theo hướng Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 100% vốn nhà nước, mô hình công ty mẹ - công ty con. Các nội dung cụ thể khác sẽ trao cho Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết.
Vị đại biểu này nhấn mạnh việc không nên quy định Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, mà phải hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với 100% vốn nhà nước.
![]() |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân |
Đại biểu Đặng Thuần Phong (tỉnh Bến Tre) cũng cho rằng, việc dự thảo chỉ quy định một sở giao dịch chứng khoán duy nhất với tên gọi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là cứng nhắc, không lường hết được các trường hợp phát sinh mới.
“Hiện nay, Sở giao dịch chứng khoán đang tổ chức thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh, sau này có thể có thể sàn giao dịch chứng khoán phái sinh hàng hóa thì khi đó tên của sở giao dịch sẽ là gì? Do đó, đề nghị cân nhắc kỹ quy định”, ông Phong băn khoăn.
Cùng với đó, về tổ chức, sắp xếp lại các Sở giao dịch chứng khoán để bảo đảm hoạt động có hiệu quả là yêu cầu hết sức cần thiết, ông Phong cho rằng thẩm quyền này nên giao cho Thủ tướng Chính phủ, tạo sự chủ động trong điều hành, tổ chức triển khai thực hiện.
Tiếp thu, giải trình về các ý kiến của đại biểu, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý liên quan đến nội dung về Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam rất đúng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, nên giao cho Thủ tướng quy định về thẩm quyền phân công, phân cấp quyền và nghĩa vụ của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam cho các sở. Bên cạnh đó, không cần quy định mô hình mẹ - con nữa, nếu không rất dễ nhầm lẫn.
Riêng về ý kiến của Đại biểu Trần Hoàng Ngân về việc Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và nghiên cứu.
-
Đầu tư nửa cuối năm 2025: Chọn tài sản số, bất động sản hay chứng khoán? -
Sonadezi hoàn tất góp hơn 220 tỷ đồng vào Sonadezi Khánh Hòa -
Tỷ giá bật tăng sau gần một tuần ổn định -
Công ty chứng khoán đón cơ hội trước ngưỡng cửa quan trọng -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải -
Trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra công chúng sẽ khởi sắc vào nửa cuối năm 2025 -
Thị trường chứng khoán sẵn sàng cho cú hích nâng hạng
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050