
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
Ông Đào Trọng Khoa, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, việc áp dụng số hóa trong các dịch vụ logistics là xu hướng tất yếu cần được nhìn nhận để các cấp quản lý cũng như Chính phủ đưa ra những lộ trình phù hợp.
Thực tế, chi phí logistics tại Việt Nam còn ở mức cao, chiếm 16,8% trong tổng chi phí của doanh nghiệp, cao hơn so với mức trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương khoảng 4%. Vận tải là một trong 3 khâu chiếm đến 91% tổng chi phí logistics, bên cạnh xếp dỡ và lưu trữ.
![]() |
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sẽ giúp giảm chi phí logistics. |
Cũng theo ông Khoa, Nhà nước cần nhanh chóng phối hợp các bên liên quan trong việc quy hoạch bến bãi có nguy cơ dẫn đến kẹt xe, xây dựng Đề án quy hoạch Trung tâm logistics. Thêm vào đó, đẩy mạnh việc ứng dụng lệnh giao hàng điện tử (eDo) để tiết kiệm thời gian, chi phí trong các giao dịch chứng từ.
“Hai năm trước, số lượng các doanh nghiệp logisitics có áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh chỉ khoảng 15%, thì nay đã khoảng 40-50%. Đó là dấu hiệu đáng mừng về tư duy quản trị thay đổi của các lãnh đạo. Họ nhìn nhận đây là cách tăng khả năng cạnh tranh hoặc chỉ để vi tính hóa mọi công việc”, ông Khoa nhận xét.
Còn theo chia sẻ của ông John Slatery, giám đốc sản phẩm Yojee, ngành logistics toàn cầu đang phát sinh bất ổn với những khối lượng hàng hóa tăng vọt, hay những thông tin chưa chuẩn khớp. Tuy nhiên, đã có những công ty công nghệ hàng đầu như Alibaba, Uber... đưa công nghệ Blockchain (công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian) vào ứng dụng trong logistics, nhằm cắt giảm tối đa chi phí trung gian cũng như các hoạt động giấy tờ (paper work) để minh bạch và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, Amazon đã tiên phong trong việc nhân rộng quy mô sử dụng robot phục vụ việc hoàn thành đơn hàng.
Dù vậy, bà Lynn Hoàng, giám đốc dự án của Infinity Blockchain Labs cho rằng, các công ty logistics hàng đầu trên thế giới vẫn đang trong quá trình nghiên cứu Blockchain vào quá trình vận hành. Áp dụng số hóa sẽ trở thành xu hướng, nhưng chưa thể áp dụng trong ngắn hạn, mà cần những phân tích chuyên sâu. Điều này cũng đúng với thị trường Việt Nam cho việc giải quyết 5 thách thức cơ bản, bao gồm: sự kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao; quy định khắt khe từ các thị trường quốc tế; lợi nhuận biên thấp; quy trình chưa hoàn thiện và quan trọng nhất là sự “phá bĩnh” từ các dịch vụ dựa trên thương mại điện tử.

-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng cao vào Nghị quyết 68-NQ/TW -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Ưu đãi vượt trội cho khoa học - công nghệ
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu