Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Sở hữu chéo chỉ còn 1 cặp, nợ xấu vẫn kẹt tại ngân hàng yếu kém
Hà Tâm - 20/05/2020 11:49
 
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, sở hữu chéo đã giảm mạnh, song nợ xấu vẫn còn khá lớn.
Toàn hệ thống chỉ còn
NHTMCP Á Châu hiện sở hữu 2,86% cổ phần tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu

Sở hữu chéo giảm mạnh

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được kiểm soát.

Cụ thể, nếu năm 2012, toàn hệ thống có 7 cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau thì đến ngày 31/12/2019, tình trạng này đã được khắc phục hết.

Tình trạng sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp vẫn còn những giảm mạnh. Cụ thể, tại thời điểm tháng 6/2012, toàn hệ thống có 56 cặp sở hữu chéo, thì hiện nay chỉ còn 1 cặp. Trường hợp đó là Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%.

Nợ xấu “kẹt” chủ yếu tại ngân hàng yếu kém

Thời gian qua, ngành ngân hàng đã nỗ lưc rất lớn trong xử lý nợ xấu. Tính đến cuối tháng 3/2020, nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống là 1,77%. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được hơn 1 triệu tỷ đồng nợ xấu (riêng năm 2019 xử lý được 159.700 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26.940 tỷ đồng). 

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến tháng 3/2020 ở mức 4,46%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% vào cuối năm 2018.

Về xử lý nợ xấu được xác định  theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2020, cả hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 299.800 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

Về VAMC, sau gần 7 năm đi vào hoạt động, VAMC đã phát huy vai trò quan trọng trong việc mua, bán, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Cụ thể, hoạt động mua nợ của VAMC góp phần quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% trong suốt giai đoạn từ 2015 đến nay. Từ năm 2013 đến 31/3/2020, VAMC đã tmua 335.620 tỷ đồng, tương ứng với dư nợ gốc nội bảng là 367.406 tỷ đồng, trong đó số nợ xấu mua theo giá trị thị trường là 8.207 tỷ đồng.     

Mặc dù khối lượng nợ xấu xử lý được không nhỏ, song NHNN cho biết, công tác cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại nhà nước gặp khó khăn vướng mắc trong việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ, cơ chế, chính sách, sự phối hợp của các Bộ, ngành trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém còn bất cập.

Thứ hai, nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, nợ xấu hiện đang tập trung chủ yếu ở các tổ chức tín dụng yếu kém, tuy nhiên chưa thể xử lý nhanh được do nhiều khoản nợ liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh và khả năng trích lập dự phòng rủi ro của một số  tổ chức tín dụngcòn hạn chế.

Thứ tư, kinh tế thế giới và trong nước vẫn diễn biến phức tạp, ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt tác động bất lợi từ dịch tả lợn Châu Phi, thiên tai, dịch bệnh Covid-19 đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mục tiêu về kiểm soát nợ xấu cũng như các mục tiêu khác đặt ra tại Đề án 1058, tiềm ẩn nợ xấu tăng.

Riêng 4 ngân hàng yếu kém là 3 ngân hàng mua lại bắt buộc và Ngân hàng Đông Á (DAB),  Ngân hàng Nhà nước đã tập trung chỉ đạo 3 ngân hàng mua bắt buộc và DAB xây dựng, hoàn thiện phương án cơ cấu lại/phương án phục hồi, chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về phương án xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và DAB.

Sớm tăng vốn và hỗ trợ xử lý nợ xấu cho ngân hàng

Trong bối cảnh nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị, Chính phủ và  Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo sát sao quá trình triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đặc biệt đối với các đề xuất của NHNN về phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý vấn đề tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh, đảm bảo các ngân hàng này có đủ năng lực tài chính, hoạt động an toàn, lành mạnh, có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, cần có thêm các giải pháp hỗ trợ DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Với Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Nghị quyết số 25/2016/QH14 hoặc ban hành một Nghị quyết mới theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh (không bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc).

Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước.

Cuối cùng, Quốc hội nên xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay).

Thống đốc: Hỗ trợ tối đa cho khách hàng song tuyệt đối không hạ chuẩn cấp tín dụng
Sáng nay (22/4), NHNN đã tổ chức hội nghị trực tuyến với “Tăng cường tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư