-
Sau sáp nhập, Đà Nẵng có hơn 53.000 doanh nghiệp hoạt động
-
EU tăng điều tra chống lẩn tránh thuế với hàng hóa nhập khẩu
-
Hội chợ TUTTOFOOD MILANO 2026: Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Thực phẩm và Đồ uống tại châu Âu
-
Hải quan - doanh nghiệp Lạng Sơn "bắt tay" triển khai các giải pháp tăng tốc thông quan
-
Lãnh đạo Cần Thơ cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động -
Thúc đẩy đàm phán loạt FTA mới với Trung Đông, châu Phi
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thiếu start-up có “lối ra” rõ ràng
Trở về Việt Nam hơn 10 năm trước, bà Thái Vân Linh, Giám đốc điều hành TVL Group nhận thấy hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước còn non trẻ, chưa có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm. Còn hiện nay, Việt Nam đã có đủ điều kiện cho một hệ sinh thái khởi nghiệp thành công với những vườn ươm khởi nghiệp, các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm… Các start-up Việt hiện đã trưởng thành và thực tế hơn về cách xây dựng, phát triển một công ty khiến bà Linh cho rằng, đầu tư ở Việt Nam có tiềm năng phát triển và nhiều cơ hội hơn trong cuộc đua đường dài.
Ở một góc nhìn thực tế hơn, ông Louis Nguyễn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Sài Gòn (SAM) thẳng thắn cho rằng, hệ sinh thái này vẫn chưa thể gọi là hoàn thiện. Theo ông, khi tham gia một thị trường, ngay cả khi có tốc độ tăng trưởng tốt, các start-up cũng cần chứng minh họ đã có “lối ra” thành công với bội số tốt để thu hút nhà đầu tư. Nhắm đến các start-up có chiến lược tấn công thị trường khu vực, ông Louis Nguyễn luôn muốn chọn các các nhà sáng lập có cách “hạ cánh” rõ ràng cho dự án.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam có tiềm năng công nghệ cao nhưng chưa đủ khả năng tiếp thị, tạo thông điệp và truyền đạt thông tin đáng tin cậy đến khách hàng. Bà Linh cho rằng, sự thiếu sót về các kỹ năng mềm là rào cản cho doanh nghiệp Việt khi muốn chiếm lĩnh thị trường nội địa hay vươn ra nước ngoài.
Trong khi đó, ông Louis Nguyễn nhận định, khi một doanh nghiệp sở hữu công nghệ đột phá, mang tính toàn cầu hay đảm bảo được quyền lợi cho nhà đầu tư, thì danh tiếng hoạt động tốt sẽ thu hút được nhà đầu tư tiềm năng. Đó là câu chuyện “trước khi tiếp thị”. Và để có thể tiếp cận được thị trường lớn, trước hết, doanh nghiệp phải nghĩ một cách nghiêm túc đến rào cản gia nhập, cụ thể là quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ nhà đầu tư.
Việc doanh nghiệp sở hữu độc quyền một sản phẩm hay sao chép từ một mô hình thành công nào đó chỉ là giai đoạn đầu, trong khi để thực sự tạo ra giá trị và phát triển dài hạn, họ cần có vốn và khả năng thực thi từ đội ngũ nòng cốt.
Con người vẫn là cốt lõi
Dù là yếu tố tiếp thị hay công nghệ, thì theo bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia, vấn đề cốt lõi trong rào cản doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới chính là con người.
Một doanh nghiệp mạnh là khi mỗi cá nhân đều là yếu tố quan trọng quyết định hướng đi của doanh nghiệp. Để tiếp cận tốt thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần có những thành viên am hiểu về văn hóa thị trường đang hướng đến. Ví dụ, để thu hút được các nhà đầu tư tại châu Âu, châu Mỹ, thì doanh nghiệp châu Á phải có người phát ngôn vững về tiếng Anh và am hiểu văn hóa bản địa.
Việc sở hữu những nhân tố có thực lực và đã trải nghiệm lâu dài tại môi trường bản địa sẽ giúp doanh nghiệp có chiếc cầu nối vững chắc với các nhà đầu tư và sự thấu hiểu từ họ. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác với doanh nghiệp là tính minh bạch trong tổ chức.
Ông Louis Nguyễn nhận định, một trong những rào cản lớn nhất của các start-up Việt là bài toán trong khâu quản trị, như sự không thẳng thắn trong phân bố nhiệm vụ và chế độ phúc lợi. Chẳng hạn, doanh nghiệp có một người kiêm nhiệm nhiều công việc và hoàn thành KPI cho các đầu việc được giao, nhưng không trả công xứng đáng cho họ khiến nhân viên rất dễ có tâm lý ngại cống hiến.
Ngoài ra, chỉ khi nội bộ có đội ngũ thực sự hiểu mô hình kinh doanh thì họ mới có thể đưa ra những nhận định phù hợp nhất khi đưa start-up thâm nhập một thị trường có văn hoá hoàn toàn khác.
Bà Thái Vân Linh cho rằng, start-up không nên cố gắng tiến vào nhiều thị trường cùng một lúc. Điều này cũng tương tự việc tìm kiếm nhà đầu tư. Để có thể thu hút nhà đầu tư tiềm năng, doanh nghiệp phải xác định được “khẩu vị” của nhà đầu tư đó và thuyết phục họ bằng những gì mà họ muốn nghe.

-
EU tăng điều tra chống lẩn tránh thuế với hàng hóa nhập khẩu
-
Hội chợ TUTTOFOOD MILANO 2026: Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Thực phẩm và Đồ uống tại châu Âu
-
Hải quan - doanh nghiệp Lạng Sơn "bắt tay" triển khai các giải pháp tăng tốc thông quan
-
Đảng bộ Vinataba hoàn thành xuất sắc 5/5 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra
-
Lãnh đạo Cần Thơ cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động -
Thúc đẩy đàm phán loạt FTA mới với Trung Đông, châu Phi -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/7/2025 -
Việt Nam thu 3,7 tỷ USD từ xuất khẩu sắt thép -
Trọng trách với tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước -
Thị trường sữa “sóng sánh” với tân binh Siba Group -
Doanh nghiệp tôn mạ đầu tư nâng cấp sản phẩm
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng