-
Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự -
Áp lực bán ròng từ khối ngoại vẫn mạnh, VN-Index hồi phục nhờ cầu bắt đáy -
Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun -
23 cá nhân bị cấm giao dịch chứng khoán vì vụ thao túng cổ phiếu GKM -
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai
Các chuyên gia dự hội thảo thông tin kinh tế quý III của Việt Nam, và tác động kinh tế xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp. |
Đây là ý kiến được chuyên gia nêu tại Hội thảo: "Thông tin kinh tế quý III và tác động kinh tế - xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành công nghiệp” do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) tổ chức ngày 18/11 tại Hà Nội.
Theo kế hoạch, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Đây là một trong số 13 dự án luật được chính thức cho ý kiến trong kỳ họp lần này.
TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích: “Chính sách thuế nhằm mục tiêu là đảm bảo nguồn thu, nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt thì mục tiêu lớn nhất là điều tiết hành vi tiêu dùng, sau đó mới đến điều chỉnh hành vi của nhà sản xuất”. Tuy nhiên, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang đưa mục tiêu tăng nguồn thu lên hàng đầu.
Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch EuroCham
Làm rõ thêm, bà Thảo phân tích: “Tăng thuế làm giá bia tăng lên, sản xuất sụt giảm doanh số lẫn lợi nhuận, từ đó kéo 21 ngành liên quan khác giảm theo (ngành nông nghiệp, bao bì, vận chuyển, dịch vụ, khách sạn nhà hàng…).
Tiêu dùng nội địa, một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế vẫn đang đối mặt với sức mua thấp, chưa phục hồi về mức của trước dịch. Các ngành sản xuất đồ uống cũng đối mặt với sụt giảm mạnh về doanh thu.
"Phải điều tiết phù hợp, không thể tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Do đó, tăng thuế ở mức nào để đảm bảo được sự tồn tại và nuôi dưỡng được nguồn thu, từ đó củng cố niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp FDI và các nhà đầu tư mới là quan trọng”, bà Thảo phân tích.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam đồng tình với xu hướng tăng thuế với ngành bia, song cũng khuyến nghị cần xem xét mức tăng thuế sao cho hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, của ngành công nghiệp, với thu ngân sách.
"Trên hết, muốn có nguồn thu lâu dài, doanh nghiệp sản xuất phải đầu tư kinh doanh có lãi, mở rộng được sản xuất và tăng doanh thu, không phải lúc nào tăng thuế cũng là tăng nguồn thu và không phải cứ giảm thuế là giảm thu", bà Vân nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc Đối ngoại Heineken Việt Nam cho rằng, việc tăng thuế cần đảm bảo nguyên tắc giữ vững ổn định, hài hòa, nuôi dưỡng nguồn thu và phù hợp với các kịch bản kinh tế, đồng thời, hướng đến xây dựng một môi trường đầu tư và chính sách công có tính dự đoán được để củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài”.
Trong bối cảnh tiêu dùng nội địa chưa hồi phục trở lại như trước dịch, nếu tăng thuế, ngành bia hết sức khó khăn, tăng thuế sẽ tác động rộng và mạnh đến ngành bia và 21 ngành liên quan. Tăng thuế, buộc doanh nghiệp FDI như Heineiken phải tính toán lại đầu tư, khả năng thu hẹp sản xuất, ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của người lao động trong chuỗi sản xuất của ngành.
"Giãn lộ trình tăng thuế là cần thiết nhất cho doanh nghiệp, là cách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn đang trên hành phục hồi sau giai đoạn khó khăn dài vừa qua", ông Phúc nhấn mạnh.
Do đó, Heineiken, các doanh nghiệp và Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (BVA) kiến nghị: “Để tạo môi trường ổn định cho các ngành công nghiệp phục hồi, ngành bia kiến nghị giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt trong 1 năm kể từ năm 2026 khi luật sửa đổi bắt đầu hiệu lực, tức lần tăng thuế đầu tiên sẽ vào năm 2027”.
Sau đó, để người tiêu dùng dần thích nghi với mức giá mới do việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, các doanh nghiệp ngành bia kiến nghị sau mỗi 2 năm thì tăng thuế một lần và mỗi lần tăng 5%, đến năm 2031 tăng tối đa đến 80% và duy trì ổn định.
-
Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu -
Hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, Vinpearl chuẩn bị cho ngày chào sàn? -
23 cá nhân bị cấm giao dịch chứng khoán vì vụ thao túng cổ phiếu GKM -
VN-Index tiếp tục giảm hơn 13 điểm: Ngày về mốc 1.200 cận kề? -
Nên nới điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng -
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai -
VN-Index mất hơn 14 điểm, giảm mạnh nhất ba tháng qua
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/11 -
2 Đề xuất giải pháp đặc biệt “cứu” dự án chống ngập tại TP.HCM -
3 Rõ dần kịch bản mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận trị giá 38.693 tỷ đồng -
4 Hội đồng Vàng thế giới: Hai nguyên nhân khiến vàng lao dốc -
5 Động thái mới tại tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh
- EVNGENCO3 nhận giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
- Đạm Phú Mỹ tiến tới “nhà máy thông minh”
- SonKim Land được vinh danh là Chủ đầu tư của thập kỷ
- Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
- VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024
- SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024