-
Làm lạnh bền vững và xu hướng chuyển đổi xanh -
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức? -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu
Nền tảng Cộng đồng Không phát thải châu Á (Asia Zero Emission Community - AZEC) chia sẻ các nguyên tắc chung giữa các quốc gia thành viên, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu vốn là một thách thức chung toàn cầu trong khi vẫn đảm bảo an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế, đồng thời theo đuổi mục tiêu trung hòa carbon/phát thải ròng bằng 0 thông qua nhiều phương thức khác nhau tùy theo các điều kiện riêng của từng quốc gia.
Từ những tuyên bố ở cấp chính phủ
Tại cuộc họp Hội nghị Lãnh đạo Cộng đồng Không phát thải châu Á (AZEC) do Thủ tướng Fumio Kishida chủ trì tháng 12/2023 vừa qua với sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Kishida đã khẳng định tầm quan trọng của việc đạt được mục tiêu chung là “không phát thải ròng thông qua nhiều phương thức khác nhau” cũng như một sự đột phá ba bước nhằm đạt được đồng thời “khử cacbon, tăng trưởng kinh tế và an ninh năng lượng”.
Thủ tướng Kishida đề cập đến hành động của Nhật Bản trong việc phát triển và giới thiệu công nghệ GX (chuyển đổi xanh) thế hệ tiếp theo, đồng thời bày tỏ sẵn sàng chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm của Nhật Bản thông qua nền tảng AZEC như điều phối chính sách thông qua “Trung tâm không phát thải châu Á”, thiết lập chuỗi cung ứng xanh thông qua các nỗ lực hợp tác bao gồm phát triển các khu công nghiệp không phát thải, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Theo thông tin được công bố tại Hội nghị này, Việt Nam là đối tác đầu tiên mà Nhật Bản hỗ trợ trong sáng kiến AZEC.
Tới những nỗ lực của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam
Tập đoàn Sumitomo, một trong những tập đoàn lớn nhất của Nhật Bản cũng như của thế giới đã có những chuyển dịch mang tính chiến lược khi đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp trung hòa carbon vào năm 2050, thông qua việc phát triển các công nghệ và mô hình kinh doanh để tạo ra chu trình năng lượng bền vững bằng cách giảm lượng khí thải CO2 và đạt được mức phát thải âm cho toàn xã hội.
Những nỗ lực của Tập đoàn Sumitomo đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản. Ngày 24/4 vừa qua, tại Tokyo, ông Hajime Wakuda, Phó Ủy viên phụ trách các vấn đề quốc tế, Cục Tài nguyên và Năng lượng, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã có buổi làm việc và lắng nghe chia sẻ của lãnh đạo của Tập đoàn Sumitomo và đối tác chiến lược là Tập đoàn BRG về kỳ vọng phát triển thành phố Thông minh Bắc Hà Nội trở thành khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên của Việt Nam và thế giới.
Cũng tại cuộc gặp, lãnh đạo của Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG bày tỏ mong muốn nhận được sự tham gia tích cực từ phía Nhật Bản để thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đạt được mục tiêu này, trở thành một điển hình tiêu biểu của Hà Nội và của cả Việt Nam trong việc phát triển môi trường ngày càng bền vững và góp phần thúc đẩy sớm hoàn thành cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030.
Ông Hajime Wakuda trao đổi với ông Takashi Yanai, Tổng giám đốc Khối Hạ tầng, Tập đoàn Sumitomo và bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG tại Tokyo ngày 24/4/2024 |
Bên cạnh đó, Tập đoàn Sumitomo còn đang lập kế hoạch tiến tới trung hòa carbon liên kết vùng giữa Khu công nghiệp Thăng Long với dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng như máy bơm nhiệt và các công nghệ hiện đại, kiến thức và kinh nghiệm của các công ty đối tác Nhật Bản trong việc phát triển năng lượng tái tạo thông qua sản xuất điện mặt trời và sản xuất điện sinh khối, đồng thời hợp tác trao đổi với nhau về năng lượng tái tạo, nhằm tạo ra một khu đô thị thông minh và bền vững, tiến tới mục tiêu trở thành khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới.
-
ESG: Không chỉ là tín dụng xanh -
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử