-
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
Nước là lĩnh vực đáng được quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân. |
Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn lớn đầu tư vào ngành này, đặc biệt từ khu vực tư nhân, cần cải thiện hoạt động và hợp lý hóa khung pháp lý.
Theo Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam, sản lượng nước sinh hoạt đô thị dự kiến tăng từ 10,9 triệu m3/ngày đêm năm 2019 lên 20 triệu m3 vào năm 2030. Ước tính, nhu cầu đầu tư của ngành nước là 1,3 - 2,7 tỷ USD trong 10 năm tới.
Như vậy, nước là lĩnh vực đáng được quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư tư nhân, cần có những cải cách.
Một là, cần hợp nhất. Có 200 công ty hoạt động trong lĩnh vực nước của Việt Nam, trong đó có 111 công ty cấp nước. Con số này là quá nhiều. Việc hợp nhất sẽ tạo ra các công ty lớn mạnh hơn để thu hút đầu tư.
Hai là, cần có các hợp đồng dịch vụ chính thống. Nhiều công ty cấp nước không có hợp đồng xác lập tiêu chuẩn dịch vụ với chính quyền địa phương. Điều này tạo ra rủi ro về điều tiết. Người cho vay sẽ muốn biết rõ các công ty cấp nước có quyền hoạt động, thường là độc quyền, trong một khu vực dịch vụ và rằng, các hình phạt đối với bất kỳ thiếu sót nào trong hoạt động cũng được xác định rõ ràng.
Ba là, cần hợp lý hóa khung pháp lý. Có quá nhiều cơ quan quản lý, mỗi tỉnh, thành phố đều chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của ngành nước tại địa phương mình. Điều này khiến việc quản lý thống nhất là bất khả thi. Trong ngắn hạn, việc thành lập một cơ quan quản lý nước duy nhất, giống như đã thực hiện trong lĩnh vực điện, có thể không khả thi về mặt chính trị. Nhưng động thái đầu tiên có thể là tiến hành hợp nhất theo khu vực địa lý. Việc có một số ít cơ quan quản lý theo khu vực không chỉ mang đến tính dễ dự báo hơn cho nhà đầu tư, mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực thi các quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Bốn là, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia. Khung pháp lý phân mảng khiến việc thu thập dữ liệu trở nên khó khăn. Việc không có dữ liệu toàn diện khiến các cơ quan chức năng khó đưa ra các quyết định đầu tư có đầy đủ thông tin, cũng như khiến nhà đầu tư khó so sánh những cơ hội tiềm năng.
Năm là, cần xác lập tiêu chuẩn. Với dữ liệu tốt hơn, Việt Nam có đánh giá hoạt động của các công ty cấp nước của mình một cách hiệu quả hơn. Việt Nam cần xác định các chỉ số hoạt động chính, thu thập dữ liệu từ các công ty cấp nước về các chỉ số này, sau đó công bố kết quả một cách minh bạch để bảo đảm trách nhiệm giải trình. Điều này cũng sẽ tăng cường quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhà nước thu hút đầu tư các khoản nợ thương mại và đầu tư cổ phần.
Sáu là, cần cải cách biểu phí dịch vụ. Chính quyền các địa phương có thẩm quyền rất lớn trong việc xác định giá dịch vụ. Điều này có thể tạo ra sự không chắc chắn của quá trình xác lập mức phí dịch vụ và dẫn đến định giá thấp hơn. Trên thực tế, giá nước ở Việt Nam nhìn chung không đủ để duy trì hạ tầng hiện có và thu hút đầu tư cho hạ tầng mới. Giá nước khá nhạy cảm, nhưng có nhiều ví dụ trên toàn cầu về các địa phương đã cấu trúc biểu phí dịch vụ lũy tiến để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất về kinh tế, tạo ra tính minh bạch và khả năng dự báo, cung cấp vốn đầu tư cơ bản và mang lại lợi nhuận công bằng cho nhà đầu tư.
Bảy là, thu hút các đối tác có chất lượng theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Việt Nam đã có một số thành công ban đầu với các phương thức PPP trong lĩnh vực cấp nước và luật có khả năng mở rộng việc này sang các lĩnh vực mới như thủy lợi và xử lý nước thải. Hơn nữa, các hình thức PPP trong ngành nước thường bảo lãnh thu nhập tối thiểu, một cơ chế đặc biệt hứa hẹn theo luật. Tuy nhiên, để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hàng đầu, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chứng minh rằng, các doanh nghiệp nhà nước chi phối lĩnh vực này không có lợi thế đặc biệt hoặc tiềm tàng trong quá trình đấu thầu.
Tám là, cần xây dựng nguồn tài chính dài hạn. Các dự án cấp nước thường có tuổi thọ từ 25 năm trở lên, nhưng nguồn tài chính sẵn có ở Việt Nam thường không quá 12 năm. Sự không phù hợp này khiến một số dự án trở nên bất khả thi. Để thúc đẩy nguồn tài chính dài hạn, các nhà tài trợ dự án cần chuyển từ tài chính doanh nghiệp sang tài chính dự án. Điều này có thể tạo cơ hội cho trái phiếu dự án và các khoản vay ngân hàng kỳ hạn dài hơn.
Cho dù với các nhà đầu tư đang tìm kiếm tài sản “xanh” hay muốn tận dụng câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam, thì ngành nước đều có triển vọng. Một chương trình cải cách có tính đột phá sẽ kết nối vốn tư nhân với dịch vụ công quan trọng này, mang lại nguồn lợi cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
-
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững -
Xây dựng tương lai bền vững cho cộng đồng ven biển trước biến đổi khí hậu -
Hà Nội thí điểm vùng phát thải thấp -
Dự án Bữa ăn học đường mở rộng đến những trường tiểu học chưa có bếp ăn -
Việt Nam cần trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển -
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up