Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tăng giá điện từ ngày 16/3/2015
Thanh Hương - 05/03/2015 20:51
 
 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tăng giá điện từ ngày 16/3/2015 với mức 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh. 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Sắp quyết phương án tăng giá điện
Xem xét phương án điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 2/2015.
"Thị trường điện cứ mãi bị mang tiếng độc quyền”
Giá điện kiên định theo thị trường
tăng giá điện
Chính phủ quyết tăng giá điện từ ngày 16/3/2015 với mức tăng là 7,5%.

Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ chiều nay, 5/3, với sự tham gia của các Bộ Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tại cuộc họp, sau khi nghe Bộ Công Thương và EVN báo cáo các phương án điều chỉnh giá điện, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận và nhất trí việc điều chỉnh tăng giá bán điện với mức 7,5%; tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh kể từ ngày 16/3/2015.

Theo báo cáo của EVN và Bộ Công thương, nếu không điều chỉnh giá điện hiện hành, năm 2015, EVN sẽ lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng. Còn với mức tăng 7,5%, việc điều chỉnh giá điện lần này đảm bảo các yêu cầu EVN không bị lỗ, giành một phần để giảm khoản lỗ hơn 8.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại. Ngoài ra mức tăng giá này cũng đảm bảo khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và bảo đảm kiểm soát lạm phát khoảng 5%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Công Thương, EVN tổ chức tuyên truyền và thông tin sâu rộng về việc điều chỉnh tăng giá điện lần này trong nhân dân. Cùng với đó, EVN phải tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, trong đó năm 2015 phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống 8% (năm 2014 tỷ lệ này là 8,49%); nâng năng suất lao động toàn Tập đoàn tăng trên 9%.

Lần tăng giá điện gần nhất là từ 1/8/2013, từ 1.437 đ/kWh lên 1.508,85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đ/kWh (tương ứng 5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng trước thời điểm này.

Một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) về các giải pháp tài chính để nâng cao hoạt động của ngành điện cũng cho hay, nhu cầu điện năng được dự báo tăng trưởng gấp đôi từ năm 2014 tới năm 2020. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7,5 tỷ USD/năm, lớn hơn rất nhiều so với mức khoảng 2,6 tỷ USD vào năm 2012.

Mặc dù khoảng 70% vốn đầu tư vào các nguồn điện mới hiện nay dự kiến sẽ đến từ khu vực tư nhân thông qua các dự án Nhà máy điện độc lập và các thoả thuận hình thức tham gia khác. Tổng mức đầu tư dự kiến trong các dự án IPP giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 là trên 25 tỷ USD.

Nhưng ngay cả khi có sự tăng cường đầu tư từ khu vực tư nhân, EVN sẽ vẫn phải đầu tư một khoản khá đáng kể, lên tới 28 tỷ USD cho đến năm 2020. “Việc đầu tư quy mô lớn này sẽ rất khó khăn để huy động vốn và sẽ không thể đạt được nếu không có biểu giá điện phù hợp”, nghiên cứu của WB viết.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư