
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
Doanh thu giảm 2%
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE - Mã: GVR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2022. Theo đó, GVR ghi nhận tổng doanh thu 5.573 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu sản xuất kinh doanh mủ cao su đạt 3.245 tỷ đồng, (giảm 1,5%), chiếm 58% tổng doanh thu; doanh thu chế biến gỗ là 1.179 tỷ đồng, tăng 8,8%. Giá vốn hàng bán đi ngang so với quý II/2021 khiến biên lợi nhuận gộp của Tập đoàn giảm từ 28,6% còn 26,8% trong quý II này.
Doanh thu tài chính đạt 240,6 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ nhờ lãi chênh lệch tỷ giá tăng. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng lần lượt 18% và 23,6% trong chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 31% còn 397,5 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận khác của công ty tăng 15,3% lên 307,6 tỷ đồng nhờ lãi thanh lý vườn cây cao su và thanh lý tài sản cố định.
![]() |
Cơ cấu doanh thu của GVR trong quý II/2022. |
Kết quả, GVR thu về 1.199 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.068 tỷ đồng, tăng 26%; EPS được cải thiện từ 211 đồng lên 267 đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của GVR là 10.478 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 2.213 tỷ đồng, tăng 40,2%. Như vậy, sau 2 quý, đơn vị này đã hoàn thành 35,3% kế hoạch doanh thu và 47% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của GVR đạt 78.749 tỷ đồng, giảm 265 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền đơn vị này đang gửi ngân hàng 12.365 tỷ đồng, đầu tư góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết là 2.380 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 14,3% lên 3.964 tỷ đồng. Tài sản cố định là 34.031 tỷ đồng, tăng 4,5%.
Nợ vay tài chính ở mức 8.490 tỷ đồng, giảm 5,7% so với đầu năm trong đó 68% là nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 53.153 tỷ đồng, tăng 2,3% nhờ khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng trong kỳ. Vốn góp chủ sở hữu là 40.000 tỷ đồng.
Đặt mục tiêu doanh thu đạt 29.707 tỷ đồng năm 2022
Năm 2022, GVR đặt mục tiêu doanh thu đạt 29.707 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2021. Tuy nhiên, mục tiêu lãi sau thuế chỉ ở mức 5.340 tỷ đồng, đi ngang so với kết quả năm trước.
Về phía công ty mẹ, kế hoạch doanh thu là 4.460 tỷ đồng, tăng 12,4%; lãi sau thuế 2.300 tỷ đồng, giảm 1,4% so với kết quả năm trước. Tỷ lệ cổ tức năm 2022 dự kiến là 5% bằng tiền mặt. Còn với năm 2021, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 4,1%.
![]() |
GVR lên kế hoạch tăng mở rộng khu công nghiệp. |
Trong năm nay, công ty sẽ tập trung phát triển 5 mảng kinh doanh chính gồm nông nghiệp, khu công nghiệp, công nghiệp cao su, chế biến gỗ, thủy điện nhằm đảm bảo nguồn thu ổn định. Đơn vị cũng lên kế hoạch tiết giảm đầu tư, chỉ đầu tư những hạng mục cần thiết để cân đối nguồn vốn, tập trung trả nợ vay ngân hàng nhằm giảm áp lực tài chính trước mắt.
Cùng với đó, Tập đoàn sẽ tiếp tục thực hiện các nội dung tái cơ cấu toàn diện sau cổ phần hóa như thoái vốn đầu tư ngoài ngành; sáp nhập doanh nghiệp; phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su bao gồm mở mới và mở rộng các dự án.
Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp/cụm công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự án Nam Tân Uyên/An Điền mở rộng tại tỉnh Bình Dương, dự án Hiệp Thạnh tại tỉnh Tây Ninh…).
Theo đó, GVR dự kiến chi hơn 2.360 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư trong năm nay, trong khi mức thực hiện năm trước chỉ gần 312 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, Tập đoàn sẽ tiếp tục làm việc với các cấp thẩm quyền địa phương và bộ ngành để làm tiền đề cho việc triển khai triển khai phát triển thêm 16.592 ha khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN/CCN).
Trong đó, Tập đoàn làm chủ đầu tư 10.977 ha tại tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, các đơn vị đầu tư 5.615 ha. Tổng diện tích phát triển KCN/CCN cho tầm nhìn năm 2025 dự kiến là 23.444 ha.

-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower