-
Lỗ 2 quý liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội -
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc?
Ba tháng nhận gấp đôi số dự án của 2 năm
Dịch bệnh bùng phát khiến nhiều cơ sở công nghiệp tại Trung Quốc dừng hoạt động, buộc các chủ tàu phải tìm kiếm những doanh nghiệp có đủ năng lực sửa chữa tàu cỡ lớn bên ngoài Trung Quốc đã bất ngờ mang lại cho DQS những cơ hội mới.
Từng được điểm danh là một trong 12 đại dự án thua lỗ (dù điều này phần nhiều vì lịch sử để lại từ thời Vinashin và những khó khăn về cơ chế), DQS vẫn không nản chí khi miệt mài chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để vươn ra thị trường nước ngoài.
Trong thời gian qua, DQS đã từng bước hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, giấy phép để cho dock Dung Quất nhận được tàu nước ngoài và thực hiện sửa chữa ngắn ngày. Công ty cũng đồng thời xây dựng mạng lưới môi giới, kết nối với khách hàng nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng tại thị trường tàu dầu và tàu container cỡ lớn.
Với thực tế, các cơ sở đóng tàu của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất do có tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn đồng thời có cơ chế thông thoáng, được tạo điều kiện thuận lợi để nhận các đơn hàng nước ngoài, nỗ lực của DQS thời gian qua chưa mang lại kết quả như mong đợi. Trong giai đoạn 2017-2019, DQS chỉ nhận được 3 sản phẩm của nước ngoài.
Tuy nhiên, khi các chủ tàu nước ngoài tìm kiếm các nhà máy, cơ sở có đủ khả năng sửa chữa tàu cỡ lớn ở những nơi ngoài Trung Quốc, dock Dung Quất hiện là sự lựa chọn hàng đầu trong khu vực. Từ tháng 1/2020 tới nay, DQS đã nhận liên tiếp 6 tàu nước ngoài, gấp 2 lần so với cả 2 năm trước cộng lại.
Đây không chỉ đơn thuần là việc tận dụng cơ hội khi thị trường Trung Quốc bất ổn, mà đó là thành quả của sự chuẩn bị lâu dài về marketing, công nghệ, cơ sở vật chất và năng lực đã được chứng minh của DQS với các chủ tàu nước ngoài.
“Bằng chứng là đến thời điểm bây giờ, khi thị trường Trung Quốc ổn định, nhưng DQS vẫn tiếp tục nhận được lời mời đàm phán những đơn hàng mới. Thậm chí, các chủ tàu đã quay lại đặt vấn đề về những hợp đồng đóng mới và DQS đang triển khai những đơn hàng ấy. Trong thời gian tới, DQS sẽ tiếp tục mở rộng việc đóng mới, sửa chữa tàu nước ngoài bên cạnh thị trường truyền thống là sửa chữa các tàu dầu khí và thị trường trong nước. Việc này mở ra một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai”, lãnh đạo DQS nhấn mạnh.
Song song với phát triển thị trường nước ngoài, DQS cũng rất chú trọng tới thị trường trong nước. Năm 2019, DQS đã thực hiện 20 đơn hàng ngoài ngành dầu khí. Đó là các đơn hàng gia công lắp dựng đường ống mạng ngoài, bảo dưỡng cẩu, lắp đặt kết cấu cho nhiều thiết bị của Thép Hòa Phát; sửa chữa tàu Petrolimex 15; sửa chữa sà lan Phú Xuân 18; thi công các hạng mục sơn, sửa chữa đường ống, cắt CNC cho Doosan Vina…
Ụ khô số 1 của Nhà máy đóng tàu Dung Quất. |
Mong gỡ khó quyết liệt
Những khó khăn cũ về cơ chế tài chính, những khoản nợ mà Vinashin để lại đã khiến hồ sơ đấu thầu của DQS gặp bất lợi khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Dẫu vậy, lúc giành được những đơn hàng từ nước ngoài, DQS lại gặp khó với các cơ chế, thủ tục hành chính trong lĩnh vực sửa chữa tàu nước ngoài tại Việt Nam.
Đơn cử, việc tỉnh Quảng Ngãi, do có ít tàu nước ngoài sửa chữa từ trước tới nay nên chính quyền địa phương gặp khó trong việc áp dụng các quy định hiện hành khi tàu ngoại vào sửa chữa.
Cụ thể, khi tàu biển nước ngoài vào Việt Nam phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất và những thủ tục này có khi mất tận 1 tuần, trong khi tổng thời gian sửa chữa trong hợp đồng chỉ từ 10 đến 15 ngày.
Với thực tế phải cạnh tranh với các dock của Trung Quốc về tiến độ, chất lượng và phải hoàn thành sửa chữa tối đa trong 15 ngày, việc hoàn thành các giấy tờ, thủ tục chiếm từ 5-7 ngày đã vô hình chung đã làm giảm năng lực cạnh tranh của DQS.
“Chúng tôi có thể tham gia một cách sòng phẳng về chất lượng, tiến độ lẫn giá cả trong các hợp đồng nước ngoài. Tuy nhiên để làm được điều này thì việc giải quyết các tồn tại của dự án do lịch sử để lại cần phải được xử lý nhanh hơn. Cạnh đó, là giải quyết nhanh về thủ tục hành chính trong tạm nhập - tái xuất tàu”, lãnh đạo DQS khẳng định.
Thu nhập người lao động khởi sắc
Tích cực tìm kiếm những đơn hàng, phát triển thị trường nhưng tập thể lãnh đạo DQS cũng luôn quan tâm đến đời sống các cán bộ, kỹ sư, công nhân viên trong công ty.
Ông Phan Tử Giang, Tổng giám đốc DQS chia sẻ, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho người lao động như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mua bảo hiểm tai nạn (24/24).
Năm 2018, tiền lương trung bình của công nhân lao động trực tiếp là 6,6 triệu đồng/tháng, năm 2019 tăng lên 8,32 triệu đồng/tháng. Đến 4 tháng đầu năm 2020 đã tăng lên 9,53 triệu đồng/tháng. Lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến đời sống anh em từ những việc cụ thể nhất.
Hàng năm, Công đoàn, Đoàn Thanh niên DQS cũng tổ chức những hoạt động tương trợ, đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Những nỗ lực, cố gắng đưa Công ty vượt qua khó khăn của lịch sử để lại cũng như cơ chế đã khiến người lao động cảm kích. Anh Phạm Ngọc Huệ, Tổ trưởng Tổ lắp ráp, Xưởng kết cấu cho hay, công ty chăm lo chu đáo cho đời sống người lao động và thực hiện đầy đủ các chế độ bồi dưỡng độc hại. Ban Tổng giám đốc luôn tích cực tìm kiếm các đơn hàng để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp đảm bảo cuộc sống ổn định.
Để đối phó với dịch Covid -19, từ ngày 5/1/2020, DQS đã xây dựng quy chế, phổ biến các thông tin chống dịch, mua đầy đủ trang thiết bị cá nhân như : quần áo, găng tay, khẩu trang. Đồng thời lắp đặt máy khử khuẩn toàn thân tự thiết kế, máy phun thuốc tự động. “Các chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công ty về phòng, chống dịch, trang bị phương tiện phòng hộ, bảo hộ đầy đủ, nhất là khi lại đang có nhiều đơn hàng khiến anh em rất an tâm để cống hiến”, anh Ngô Thanh Thế, Tổ trưởng Tổ ống, xưởng Thiết bị tàu chia sẻ.
-
Lỗ 2 quý liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận năm -
Vimarko dành hơn 22% tài sản mua biệt thự, sắp huy động 31 tỷ đồng từ cổ đông -
Cổ phiếu “cắm đầu”, cổ tức 0 đồng, AIG xin chi thù lao "khủng" cho Chủ tịch -
EVNGENCO3 sản xuất 26,437 tỷ kWh điện, đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế xã hội
-
Cao su Sao Vàng dự kiến đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2025 -
CTCP Đầu tư Nam Long chậm nhưng có chắc? -
PVT đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm 2025 -
Yeah 1 chốt quyền mua cổ phiếu -
Cổ phiếu PV2 biến động mạnh từ câu chuyện cũ -
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn -
Chủ chuỗi nhà hàng Gogi, Manwah đột ngột “lật kèo” trả cổ tức
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ