
-
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững
-
ABBank hợp tác SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, phát triển bền vững
-
Văn phòng xanh, thông minh là xu thế của thời đại
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm 2022, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cho biết, đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh báo cáo Quyết định ban hành những giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Dự thảo Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025…
Liên quan đến công tác quản lý đầu tư công, tính đến 30/11/2022, đã giải ngân 3.450,17 tỷ đồng, đạt 88,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 76,9% kế hoạch HĐND tỉnh giao.
Ước giải ngân đến hết ngày 31/01/2022 là 4.368,252 tỷ đồng, đạt 96,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 97,36% kế hoạch HĐND tỉnh giao.
![]() |
So với cả nước, kết quả giải ngân của tỉnh Tây Ninh đạt khá cao. (Ảnh minh họa) |
So với cả nước, kết quả giải ngân của tỉnh đạt khá cao, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố theo Báo cáo số 6823/BC-BKHĐT ngày 24/9/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về công tác đấu thầu, thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, thực hiện 1.190 văn bản thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư công.
Trong năm 2022, tổng vốn thu hút đầu tư trong và nước ngoài đạt 16.517,9 tỷ đồng và 594,2 triệu USD. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 1.024 dự án (674 dự án trong nước và 350 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký 116.143 tỷ đồng và 8.937,7 triệu USD.
Trong đó, đã thu hút được một số dự án tiêu biểu như: dự án Sản xuất vải cao cấp Louvre với vốn đăng ký 210 triệu USD, dự án nhà máy sản xuất màng Polyester với vốn đăng ký 220 triệu USD, 03 dự án Nhà máy Caishi International Việt Nam của Công ty TNHH Caishi International Việt nam với vốn đầu tư một dự án 20-30 triệu USD.
Về phát triển doanh nghiệp, trong năm 2022, Sở đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 784 doanh nghiệp với số vốn là hơn 15.074 tỷ đồng (tăng 15% về số doanh nghiệp và tăng 70% về số vốn so với cùng kỳ). Có 7.548 hộ đăng ký kinh doanh số vốn là hơn 2.652 tỷ đồng (tăng 53% về số hộ và tăng 55% về vốn so với cùng kỳ).
Ngoài ra, có 150 doanh nghiệp giải thể với số vốn là hơn 1.662 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 47% về số doanh nghiệp và bằng 79% về số vốn so cùng kỳ). Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.279 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là hơn 184.399 tỷ đồng.
![]() |
Ông Nguyễn Kiên Cường (ngoài cùng bên trái), Phó giám đốc Sở KHĐT tỉnh Tây Ninh nhận cờ luân lưu Khối phó Khối thi đua các Sở KHĐT khu vực miền Đông Nam Bộ năm 2023. |
Thời gian qua, Sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 291/QĐ-UBND nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn, năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời nâng cao năng lực kết nối thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp; Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Triển khai kịp thời các chỉ đạo về công tác cải cách hành chính, tạo sự thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân đến liên hệ công tác, giải quyết công việc. Triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính do Sở thực hiện ở các lĩnh vực: đăng ký kinh doanh, hợp tác đầu tư, đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư.
Chia sẻ về phương hướng, nhiệm vụ công tác trong năm 2023, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cho biết, sẽ tiếp tục công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, triệt để và đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội.
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Duy trì thường xuyên việc gặp gỡ và trao đổi tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư gắn với triển khai có hiệu quả các quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

-
Giám sát vật tư nông nghiệp: Để đầu vào sạch, đầu ra mạnh -
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường -
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh -
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm