
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán
-
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5
Theo đó, số cổ phần chào bán bằng 20,8% vốn điều lệ của TEDI (125 tỷ đồng).
Phiên đấu giá thu hút 7 nhà đầu tư tổ chức và 51 nhà đầu tư cá nhân tham dự với 100% cổ phần chào bán được đấu giá thành công. Số cổ phần đặt mua hợp lệ là gần 17,2 triệu cổ phần, gấp 6,6 lần số lượng chào bán với khối lượng đặt mua thấp nhất là 200 cổ phần và khối lượng đặt mua cao nhất là 2,6 triệu cổ phần. Mức giá đặt mua thấp nhất là 10.000 đồng/cổ phần và cao nhất là 24.000 đồng/cổ phần, gấp 2,4 lần so với giá khởi điểm cũng như giá đặt mua thấp nhất.
Kết thúc, có 3 nhà đầu tư cá nhân thành công với giá mua bình quân là 21.848 đồng/cổ phần. Sau IPO, TEDI sẽ thu về 56,8 tỷ đồng, thặng dư 26 tỷ đồng giá trị theo mệnh giá chào bán.
TEDI tiền thân là Viện Thiết kế Giao thông - Vận tải, được thành lập từ năm 1962. Đến năm 2010, Công ty mẹ – Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định số 1765/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của TEDI đa dạng bao gồm tất cả các lĩnh vực trong khảo sát thiết kế công trình giao thông như xây dựng cầu, hầm, đường bộ và đường bộ cao tốc, đường sắt quốc gia và đô thị, cảng - đường thủy, giao thông và quy hoạch đô thị, tư vấn đầu tư, giám sát xây dựng và quản lý dự án...
Gần đây, TEDI tham gia các công trình cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Đông Trù, cầu vượt Cây Gõ, cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Láng, cầu vượt ngã ba Huế - Đà Nẵng...
Cơ cấu của Công ty mẹ TEDI hiện tại gồm Văn phòng tổng công ty và 2 đơn vị trực thuộc. Tổng công ty có 10 Công ty con và 02 Công ty liên doanh, liên kết. Sau IPO, TEDI sẽ có tên gọi mới là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải – công ty cổ phần.
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Láng có sự tham gia của TEDI
“Sau khi thực hiện IPO, TEDI sẽ tiếp tục triển khai ngay lộ trình để có thể đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hy vọng có thể sẽ chỉ trong vài tháng tới”, ông Bùi Doãn Toản, Chủ tịch Hội đồng thành viên TEDI cho biết.
Hiện phần vốn Nhà nước chiếm 49% tổng số vốn điều lệ của TEDI tương ứng 61,25 tỷ đồng. Theo ông Toản, sau IPO một thời gian, TEDI sẽ tiếp tục bán tiếp phần vốn nhà nước.
Trước đó, TEDI cũng đã chọn được 2 nhà đầu tư chiến lược gồm một đối tác trong nước và một đối tác nước ngoài. Đối tác trong nước là FECON, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm tại Việt Nam.
Theo như thông tin hé lộ trước đó, FECON đã chi 6,25 tỷ đồng để mua 625.000 cổ phần của TEDI, như vậy, nếu giá chào sàn của TEDI tới đây bằng mức giá đấu thành công hôm nay, FECON sẽ ghi nhận khoản chênh lệch lên tới 7,4 tỷ đồng, cao hơn cả số tiền đã bỏ ra ban đầu để “kết thân” với TEDI.
Uyên Linh

-
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán -
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5 -
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn