
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
Cuộc họp của đại diện 195 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm thảo luận về báo cáo quan trọng của Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC), với chủ đề chính: "Vai trò của nông nghiệp và nền công nghiệp thực phẩm trước thách thức nuôi sống 10 tỷ người vào giữa thế kỷ," tình trạng nóng lên của Trái Đất, và thiên hiên nhiên bị hủy hoại vừa diễn ra tại Geneve (Thụy Sĩ).
IPCC đã trình báo cáo 1.200 trang về chủ đề "Biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, đất đai suy kiệt, quản lý đất bền vững, an toàn thực phẩm và vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính với các hệ sinh thái trên Trái Đất."
Đây là bản báo cáo khoa học được coi là đầy đủ nhất về chủ đề này cho đến nay.
Đại diện của các nước và vùng lãnh thổ tham gia đã thảo luận kín về bản tóm tắt kết luận báo cáo, để đưa ra kết luận chính thức.
Nội dung sau khi được đại diện các nước phê chuẩn sẽ được công bố vào ngày 8/8 tới.
Báo cáo về "Biển đổi khí hậu và đất đai" tập trung làm rõ vai trò của nền công nghiệp thực phẩm - từ khâu sản xuất đến người tiêu thụ, đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất là việc sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên đất đai.
Sử dụng đất đúng cách, đất đai được bảo vệ sẽ vừa giúp bảo đảm an ninh lương thực, thanh lọc nước, vừa lưu giữ được khí carbon, giảm nguy cơ khô hạn hay lũ lụt.
Nông nghiệp và nạn phá rừng bị coi là chịu trách nhiệm cho khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Việc mở rộng nhanh chóng diện tích trồng trọt, ví dụ như trồng đậu tương để nuôi gia súc hay trồng dầu cọ chế tạo xăng sạch, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc rừng bị phá hủy trên quy mô lớn.
Mỗi năm trên toàn thế giới, một diện tích rừng nhiệt đới tương đương đất nước Sri Lanka bị phá hủy, do nạn phá rừng, do tình trạng sa mạc hóa, hay các nguyên nhân khác.
Theo đại diện Hiệp hội Hành động vì Khí hậu (Climate Action Network), Stephan Singer, hiện nay cho dù nông nghiệp có sản xuất nhiều thêm lương thực, thực phẩm, thì vẫn còn 820 triệu người bị đói.
Báo cáo của IPCC đặc biệt chú ý đến số phận của các cộng đồng bản địa và phụ nữ, nạn nhân hàng đầu của tình trạng môi trường suy thoái, biến đổi khí hậu, điều kiện sống tồi tệ.
Một trong các biện pháp hàng đầu có thể làm - để vừa hạn chế tác hại của việc phát triển thái quá nông nghiệp khiến thiên nhiên bị hủy hoại, vừa có thêm thực phẩm - là hạn chế nạn lãng phí.
Tính tổng cộng trên toàn thế giới, khoảng 30% thực phẩm bị phí phạm hằng năm.
Giảm 50% lượng tiêu thụ thịt cũng là một biện pháp quan trọng khác để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trên thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người đang bị thừa dinh dưỡng hoặc béo phì, trong khi 820 triệu người phải ôm bụng đói đi ngủ mỗi tối.
Theo báo cáo của IPCC, việc tiêu thụ thực phẩm quá nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể có thể bị xem như một kiểu lãng phí thực phẩm./.

-
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang