Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 14 tháng 01 năm 2025, 0h32
Thầy giáo Nguyễn Công Thái khởi nghiệp với mô hình kinh doanh tái sinh
Vũ Anh - 14/11/2021 10:49
 
Một mô hình khởi nghiệp giáo dục hướng tới trí tuệ, gia tăng giá trị, phụng sự xã hội sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh trên thương trường hiện nay.

Khởi nghiệp kiểu “bia kèm lạc”

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng qua, bình quân một tháng, có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong số đó, chủ yếu là startup địa phương có quy mô nhỏ, ở giai đoạn hạt giống và khả năng tạo ra bước đột phá hạn chế, cần được ươm tạo thêm, khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, vấn đề sở hữu trí tuệ, khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính cần thiết,…

Tuy nhiên, dịch bệnh mang lại cơ hội để nhiều startup thay đổi tư duy, nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới, tìm ra lối đi riêng trong thị trường có nhiều biến động khó lường hiện nay.

Tùy thuộc vào thực lực và nhận định của mỗi founder, các startup có thể lựa chọn con đường phù hợp. Và những startup thành công chắc chắn phải có một mô hình kinh doanh phù hợp với hành vi của người tiêu dùng.

Bối cảnh đó khiến con đường mà anh Nguyễn Công Thái lựa chọn 5 năm trước thêm rộng mở. Dự án mô hình khởi nghiệp mới cho cộng đồng, mang tên Startup Education (SE) do Công ty TNHH ứng dụng khoa học giáo dục khởi nghiệp của anh Thái đang gây sự tò mò cho giới khởi nghiệp và nhiều người trong lĩnh vực giáo dục.

mô hình khởi nghiệp – giáo dục phù hợp với bối cảnh hiện nay nhằm giúp mô hình thất bại được tái sinh trong cộng đồng.
Mô hình khởi nghiệp – giáo dục phù hợp với bối cảnh hiện nay nhằm giúp mô hình thất bại được tái sinh trong cộng đồng

Đây là một mô hình kết hợp khởi nghiệp và giáo dục. SE hướng tới ba đối tượng chính: thầy cô giáo, các chủ doanh nghiệp SMEs; người lao động, đặc biệt là lao động trí thức.

Đối với anh Thái, SE là mô hình được“thai nghén” từ rất lâu trong trái tim nhiệt huyết của một người làm giáo dục hơn 20 năm.

Theo anh Thái, mô hình này thành công vì hội tụ được  năm yếu tố trong mô hình khởi nghiệp gồm: trí tuệ, công nghệ, luật vũ trụ (chính trực, yêu thương), con người (nguồn lao động chất lượng cao) và tài chính. 

Vậy nên chỉ sau chín tháng vận hành, SE đã đào tạo được gần 40.000 thành viên, hàng trăm nhà lãnh đạo cốt cán. 97% số thành viên tham gia phản hồi rất tích cực.

Kết quả này đã chứng minh: đây mô hình khởi nghiệp – giáo dục phù hợp với bối cảnh hiện nay nhằm giúp mô hình thất bại được tái sinh trong cộng đồng.  

Xã hội đang tập trung quá nhiều ào tiền bạc, vật chất, quyền lực, danh vọng. Nhưng dịch bệnh Covid-19 đã cảnh tỉnh loài người nhiều điều. Trong khi hầu hết mọi nhà kinh doanh đang chạy theo giá trị kim tiền, thì một mô hình khởi nghiệp giáo dục hướng tới trí tuệ, gia tăng giá trị, phụng sự xã hội trở thành lợi thế cạnh tranh trên thương trường

Ít ai biết anh Thái từng là một thầy giáo rất nghèo. Xuất thân từ gia đình nghèo thuần nông, là anh cả trong gia đình sáu anh em ở vùng quê Đà Lạt, Lâm Đồng.

Để phụ giúp cha mẹ bớt gánh nặng tài chính, anh Thái đã nghỉ học từ lớp 10 để đi làm thuê. Thế nhưng khao khát đến trường đã cho anh thêm nghị lực trở lại trường phổ thông vào năm 18 tuổi.

Với quyết tâm trong suốt ba năm phổ thông, anh đã đậu vào ba trường đại học của khu vực phía Nam: ĐH Sư Phạm, ĐH Kinh Tế và ĐH Luật TP.HCM. Anh quyết theo ngành sư phạm do kinh tế đình và vì sâu thẳm trong anh có nhiều ước mơ cần làm với nghề giáo. 

Để trang trải cuộc sống đại học, anh sớm đi làm gia sư trong suốt bốn năm học. Sau khi tốt nghiệp, anh lại bén duyên với việc làm giáo viên trung tâm luyện thi và duy trì công việc này trong 16 năm.

Thời gian đó anh dần nhìn thấy những lỗ hổng cần khắc phục trong giáo dục. Nếu thực sự muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, giáo dục phải có sự chuyển mình. Giáo dục phải thực tế hơn, trải nghiệm hơn và lấy người học làm trung tâm hơn. 

Không ngừng giữ trong mình ước mơ này trong nhiều năm, anh tìm kiếm, học hỏi từ nhiều chuyên gia và mô hình giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Cuối cùng, anh đã tìm ra giải pháp để phát triển một nền tảng giáo dục đột phá. 

Sau quá trình dài thử nghiệm, anh đã quyết định vận hành mô hình SE.  

Chia sẻ sự giàu có

Thạc sĩ tâm lý Lê Văn Thịnh, một nhà giáo, doanh nhân và là thành viên của cộng đồng SE cho rằng, SE là mô hình kinh doanh tái sinh. Nó sẽ giúp cho cả 4 bên cùng thắng, bao gồm khách hàng - người làm dịch vụ - người làm thương mại - nhà sản xuất.

Việc chia sẻ đều các cơ hội sẽ khiến việc đảm bảo lợi nhuận cho mô hình kinh doanh khó khả thi.

Tuy nhiên, anh Thái cho rằng, khi tâm rộng lớn thì đường thành công ắt sẽ thênh thang. Anh cùng các chuyên gia đã tính toán rất kỹ về hoàn vốn và tỷ lệ lợi nhuận trong kinh doanh.

“Chúng tôi chia sẻ sự giàu có để đảm bảo cho tất cả mọi người đều có cơ hội xây dựng cuộc sống thịnh vượng . Chúng tôi sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tham gia cộng đồng”, anh Thái cho biết.

Anh Nguyễn Công Thái, Sáng lập Dự án Startup Education (SE)
Anh Nguyễn Công Thái, Sáng lập dự án Startup Education (SE)

Hiện mô hình đã thu hút gần 20.000 thành viên vừa kinh doanh vừa học tập và đào tạo hàng ngàn nhà lãnh đạo tài năng. Mục tiêu trong năm 2022, SE sẽ phát triển chuỗi trung tâm giáo dục tại các tỉnh thành, và các trung tâm giáo dục anh ngữ và giá trị sống tại các thành phố lớn.

Trong tương lai, anh tin mô hình SE vẫn thành công khi ứng dụng vào các ngành nghề khác. Vì dù kinh doanh ngành nào, cũng cần đi từ triết lý gốc: Muốn thành công thì trước hết phải thành nhân.

Gần hai năm qua, anh đã cố vấn cho rất nhiều doanh nghiệp ngoài ngành giáo dục áp dụng mô hình SE.

Theo anh Thái, xã hội đang tập trung quá nhiều ào tiền bạc, vật chất, quyền lực, danh vọng. Nhưng dịch bệnh Covid-19 đã cảnh tỉnh loài người nhiều điều. Trong khi hầu hết mọi nhà kinh doanh đang chạy theo giá trị kim tiền, thì một mô hình khởi nghiệp giáo dục hướng tới trí tuệ, gia tăng giá trị, phụng sự xã hội trở thành lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế “bình thường mới”, chắc chắn nhiều mô hình khởi nghiệp ra đời. SE được kỳ vọng là một điểm sáng trên bản đồ khởi nghiệp đó.

Doanh nhân Lê Hương Giang, CEO Azuma House: Hãy bắt đầu khởi nghiệp nếu bạn đủ đam mê
Với Lê Hương Giang, CEO Công ty cổ phần Kiến trúc và Xây dựng Azuma House, khi thiết kế mỗi ngôi nhà, chị đều cố gắng để mỗi ngóc ngách đều có...
Bình luận bài viết này
  • Bùi Thị Yến Oanh 09:12 | 16-11-2021
    Tôi biết đến Startup Education hơn hai tháng nay, tôi đã mua sản phẩm của công ty, sản phẩm ở đây là sản phẩm trí tuệ và giáo dục nhân cách đạo đức sống. Tôi thật sự rất hài lòng khi mua sản phẩm vì giá trị mà tôi đã nhận được là rất lớn (không thể cân đong, đo, đếm được). Tôi đã cảm thấy thật hạnh phúc khi mỗi sáng được thức dậy cùng SE, được nghe các chuyên gia giỏi và tâm huyết chia sẻ. Tôi thất sự biết ơn thầy Nguyễn Công Thái và đội ngũ cộng sự. Tôi chúc cho Startup Education càng ngày càng phát triển! Chúc cho nhiều người sớm biết đến môi trường này để học tập và lan tỏa giá trị! BIẾT ƠN STARTUP EDUCATION!
  • quynhhoa 10:59 | 14-11-2021
    Tôi thực sự chưa rõ mô hình này giúp gì cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ khởi nghiệp? Dù sao, nếu ý tưởng tốt, cái tâm tốt thì cũng hữu ích với xã hội rồi. Chúc anh thành công.
  • Linhnguyen.mai 10:57 | 14-11-2021
    "Đây mô hình khởi nghiệp – giáo dục phù hợp với bối cảnh hiện nay nhằm giúp mô hình thất bại được tái sinh trong cộng đồng". Có phải là anh Thái sẽ tư vấn, hỗ trợ những bạn trẻ từng khởi nghiệp thất bại hay không? Xin được thông tin rõ hơn. Cảm ơn.
  • huyvu 10:55 | 14-11-2021
    Mô hình kết hợp khởi nghiệp và giáo dục này tôi nghĩ sẽ rất hữu ích cho cộng đồng start-up. Nhưng đọc bài viết, tôi chưa hiểu thực sự về mô hình này, vì sao lại là kinh doanh tái sinh?
Xem thêm trên Báo Đầu Tư