
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
Thông tin chỉ số CPI tháng 5 của Mỹ đạt đỉnh lịch sử 8,6%, mức cao nhất kể từ tháng 12/1981 khiến các thị trường Mỹ và châu Á đồng loạt lao dốc. Trước áp lực quá lớn như vậy, VN-Index không tránh khỏi phiên bán tháo mạnh của nhà đầu tư.
Thị trường nhảy gap down ngay đầu phiên giao dịch, chỉ số mất hơn 30 điểm và kể từ đó, giao dịch một chiều theo hướng đi xuống. Và áp lực bán tiếp tục gia tăng sau đó đã khiến các chỉ số thị trường đồng loạt giảm mạnh và kết phiên ở gần mức thấp nhất, VN-Index rơi 57 điểm, tương ứng với 4,4% và đóng cửa tại 1.227 điểm.
Thanh khoản của 3 sàn lần lượt là HOSE: 18.523 tỷ đồng, HNX: 2.738 tỷ đồng, UPCOM: 1.569 tỷ đồng. Mức thanh khoản này gia tăng so với phiên trước và cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 57,04 điểm (-4,44%) xuống 1.227,04 điểm. Độ rộng trên sàn HOSE là tiêu cực với 38 mã tăng (4 mã tăng trần), 16 mã tham chiếu, 458 mã giảm (162 mã giảm sàn).
HNX-Index giảm 18,07 điểm (-5,9%) xuống 288,37 điểm. Độ rộng trên sàn HNX là tiêu cực với 17 mã tăng (3 mã tăng trần), 12 mã tham chiếu, 215 mã giảm (59 mã giảm sàn).
Trong kịch bản tích cực, nếu lực cầu mua lên là đủ tốt; trong khi áp lực bán suy giảm đáng kể thì VN-Index hoàn toàn có thể hồi phục trở lại. Và nếu như VN-Index lấy lại được ngưỡng tâm lý 1.300 điểm thì khả năng tiếp tục hồi phục sẽ được mở ra.
Phiên giảm sâu với 458 mã chìm trong sắc đỏ, trong đó số mã giảm sàn lên tới 162 mã, đà giảm diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành, ngoại trừ 1 vài mã ngành cá biệt như năng lượng có POW tăng 1,7%, NT2 tăng 3%
VN30-Index còn giảm mạnh hơn chỉ số chính, có tới 7/30 cổ phiếu giảm sàn: CTG, SSI, BVH, GVR, TPB, PNJ, VPB. Cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh khiến nhiều cổ phiếu giảm rất mạnh, ngoài những mã giảm sàn thuộc VN30 kể trên, có thể kể đến như MBB (-6,7%), STB (-5,9%), TCB (-5,1%), SHB (-5,6%), ACB (-5,2%), VCB (-1,7%)...
Nhóm chứng khoán cũng đi xuống cùng chiều với thị trường chung như VCI (-6,9%), VND (-6,9%), SHS (- 9,7%), VIX (-6,9%), HCM (-6,9%)... đều giảm sàn trong phiên hôm nay.
Khối ngoại bán ròng trên HOSE với giá trị ròng ước đạt 182,08 tỷ đồng tương ứng với khối lượng ròng 15,7 triệu cổ phiếu. Mã bị bán ròng nhiều nhất là FUEVFVND với 245,2 tỷ đồng tương ứng với 9 triệu cổ phiếu, tiếp theo là DGC với 41,9 tỷ đồng tương ứng với 335,7 nghìn cổ phiếu và SSI với 37,1 tỷ đồng tương ứng với 1,4 triệu cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, GAS là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 71,3 tỷ đồng tương ứng với 597,3 nghìn cổ phiếu.

-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025