
-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29%
Vốn mỏng khi hiệu quả sử dụng tài sản thấp
Thiên Nam Group được thành lập năm 1994, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép, dịch vụ văn phòng cho thuê... Năm 2022 và 2023, lợi nhuận của Công ty đến từ 2 lĩnh vực kinh doanh sắt thép, dịch vụ văn phòng cho thuê, trong khi các lĩnh vực khác và các công ty con kinh doanh thua lỗ.
Ngoài ra, với việc lãi mỏng, hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) và hiệu quả sử dụng vốn (ROE) của Thiên Nam Group thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Trong đó, năm 2022, ROE là 2,69% (ngành là 6,31%), ROA là 0,62% (ngành là 3,5%); năm 2023, ROE là 0,71% (ngành là 5,88%) và ROA là 0,17% (ngành là 3,4%).
Thêm nữa, trong quý I/2024, Thiên Nam Group ghi nhận lỗ 8,03 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 2,59 tỷ đồng). Trong đó, lợi nhuận gộp chỉ 9,26 tỷ đồng, trong khi tổng chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lên tới 18,9 tỷ đồng, dẫn tới kinh doanh thua lỗ.
Thực tế, nếu nhìn rộng ra giai đoạn 2019 - 2023, lợi nhuận của Thiên Nam Group liên tục lao dốc, từ 133,3 tỷ đồng năm 2019, còn 3,39 tỷ đồng năm 2023.
Với tình hình kinh doanh lao dốc, hiệu quả sử dụng tài sản thấp, chất lượng các tài sản mà Thiên Nam Group sở hữu cũng là vấn đề đáng quan tâm khi Công ty vẫn chưa nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.
Cổ phiếu TNA bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ giao dịch phiên chiều) từ ngày 24/5 do chậm nộp Báo cáo kiểm toán năm 2023 quá 45 ngày.
Việc chậm nộp Báo cáo kiểm toán do có những khoản trích lập dự phòng mà Thiên Nam Group cần làm rõ hơn với đơn vị kiểm toán.
Được biết, tại thời điểm 31/3/2024, tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn lần lượt là 1.115,8 tỷ đồng, chiếm 48,4% tổng tài sản và 630,8 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng tài sản. Trong đó, tồn kho chủ yếu là hàng hoá liên quan kinh doanh sắt thép và các khoản phải thu chủ yếu liên quan tới phải thu của CTCP Tập đoàn Thép Nguyễn Minh (168,2 tỷ đồng), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tính Phát Vina (111,6 tỷ đồng), CTCP Sản xuất và Thương mại thép Nguyễn Minh (12,5 tỷ đồng)…
Việc tài sản phần lớn nằm ở bên thứ ba thông qua các khoản phải thu, đồng thời tồn kho sắt thép kinh doanh khó khăn đang đặt ra bài toán liên quan chất lượng tài sản.
Bài toán huy động vốn khi chuyển sang lĩnh vực bất động sản
Vì thiếu động lực tăng trưởng, ông nguyễn Quang Hòa, Chủ tịch HĐQT cho biết, Công ty định hướng dịch chuyển từ sắt thép sang bất động sản và đây sẽ là lĩnh vực trọng tâm trong thời gian tới. Với sự chuyển hướng này, bên cạnh việc chuẩn bị về nhân sự, tài lực, vật lực, Thiên Nam Group còn phải xây dựng quan hệ kết nối với các địa phương, đối tác…
Được biết, trong năm 2023, Thiên Nam Group chia sẻ kỳ vọng từ việc chuyển nhượng phần vốn góp tại Dự án Rose Garden, nhưng chưa thực hiện. Công ty tiếp tục lên kế hoạch đẩy mạnh tiến độ chuyển nhượng dự án này để có thể ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong năm 2024.
Thêm nữa, trong năm 2024, Thiên Nam Group tiếp tục đề cập thêm dự án mới là Dự án Vũng Tàu House. Dự án Vũng Tàu House có diện tích 20,24 ha, tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng, Thiên Nam Group tham gia góp vốn 120 tỷ đồng (chiếm 20% vốn).
Thực tế, tham gia đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, nhưng tại thời điểm ngày 31/3/2024, Thiên Nam Group chỉ sở hữu 108,72 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 4,7% tổng tài sản, trong khi tổng nợ vay lên tới 573,41 tỷ đồng, bằng 97% vốn chủ sở hữu.
Chủ tịch Nguyễn Quang Hòa chia sẻ: “Hoạt động kinh doanh sắt thép sẽ giảm do biên độ lợi nhuận quá mỏng, kinh doanh không hiệu quả. Công ty sẽ tập trung vào mũi nhọn chính là lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Về nguồn vốn, Công ty cố gắng huy động vốn trên sàn trong 1 - 2 năm tới. Riêng với Dự án Vũng Tàu House, Công ty sẽ có những chia sẻ từ đối tác bằng nhiều hình thức hợp tác mới như cổ phiếu, trái phiếu…”.
Có thể thấy, kinh doanh thụt lùi kéo dài, lãi mỏng trong những năm qua, vốn tích luỹ hạn chế, nên việc đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trong tương lai sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Nếu việc huy động vốn không thuận lợi thì có thể làm gián đoạn quá trình chuyển đổi này.

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang