
-
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%
-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm
-
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70%
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Chỉ trong vòng 3 năm 2012-2014, nguồn thịt đông lạnh gồm heo, bò, gà nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng tới 70 lần.
Nếu như năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 10.000 kg thịt từ EU thì đến năm 2014, số lượng nhập khẩu đã tăng lên 711.000 kg.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, riêng 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập 971 tấn thịt heo từ EU, tăng 24,7% về lượng và 63,5% về doanh thu so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Các loại thịt xuất xứ châu Âu sẽ đổ bộ vào Việt Nam với sản lượng lớn, khi FTA Việt Nam - EU được ký kết và có hiệu lực. |
Tương tự, trong thời gian này, 8.405 tấn thịt bò từ EU đã được nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu thịt đông lạnh từ EU vào Việt Nam dự báo sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, bởi lẽ, đầu tháng 8/2015, Việt Nam và EU hoàn tất cơ bản đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA), dự kiến ký kết trong thời gian tới đây.
Khi FTA Việt Nam – EU có hiệu lực, giá thịt heo, bò, gà nhập khẩu từ EU sẽ rẻ hơn hiện nay nhờ thuế về mức 0% theo lộ trình từ 3 - 7 năm. Với mức thuế giảm về 0% theo lộ trình, các loại thịt xuất xứ châu Âu sẽ có giá rất cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm thịt cùng loại trên thị trường Việt Nam, đặt các cơ sở chăn nuôi trong nước vào thế cạnh tranh dữ dội hơn.
Theo nhận định của Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI), hiện đã có khoảng 100 nhà xuất khẩu thuộc các nước EU đã được cấp phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam, trong đó 40% đến từ Ba Lan.
Ba Lan có thế mạnh là nước xuất khẩu thịt lớn thứ tư EU với công nghệ bảo quản đông lạnh thịt hiện đại, trong 18 tháng thịt heo vẫn giữ được chất lượng ổn định
Các loại thịt nhập vào Việt Nam dưới dạng cấp đông, đóng gói 10 kg/gói có hạn sử dụng 18 tháng.
Trước đó, từ ngày 1/5/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã chính thức cho phép thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi của Pháp được nhập khẩu vào Việt Nam.

-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm -
Bộ Công thương giao chỉ tiêu kích cầu tiêu dùng năm 2025 -
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70% -
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã -
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Việt Nam nên nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ Mỹ -
Ít bị ảnh hưởng bởi biến động thế giới, chăn nuôi lợn còn nhiều dư địa tăng trưởng
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển