-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Nhiều năm trước, Nghệ An chưa phải là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng với sự nỗ lực, kiên trì hiện thực hóa những chủ trương, quyết sách đúng đắn, trong những năm gần đây, Nghệ An đã có bước chuyển tích cực về thu hút FDI trong giai đoạn kinh tế mới.
Theo báo cáo của tỉnh Nghệ An, đến ngày 20/12, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nghệ An năm 2023 đã đạt gần 1,6 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 8/63 tỉnh thành trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 7,14%, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ. Quy mô kinh tế đứng thứ 10/63 tỉnh, thành cả nước.
Nghệ An trở thành điểm sáng khi thu hút thành công được nhiều tập đoàn lớn của thế giới tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất công nghệ điện tử, năng lượng xanh như: Luxshare - ICT, Goertek, Everwin, JuTeng, Foxconn, Runergy, Shangdong, Sunny..., bước đầu hình thành những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như: công nghệ, điện tử, năng lượng, thép, sản xuất linh kiện ô tô,...
Để có được kết quả này, Nghệ An đã chuẩn bị sách lược "5 sẵn sàng". Về công tác quy hoạch, song song với Quy hoạch tỉnh đến thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã bổ sung thêm nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hiện tại, Nghệ An đang triển khai lập đề án mở rộng Khu kinh tế Đông Nam trên 20.000 ha lên trên 100.000ha.
Cơ sở hạ tầng của tỉnh cũng phát triển mạnh nhờ tập trung nguồn lực cho loạt dự án thiết yếu như Dự án đầu tư xây dựng Cảng nước sâu Cửa Lò, Dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Vinh; đồng thời hoàn thiện hệ thống hạ tầng và dịch vụ xã hội.
Về các giải pháp liên quan đến mặt bằng, quỹ đất thu hút đầu tư, tỉnh Nghệ An kêu gọi và hiện có 3 nhà hạ tầng khu công nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đang phát triển 5 khu công nghiệp trên địa bàn. Đến năm 2025, tỉnh Nghệ An bảo đảm có đủ quỹ đất, mặt bằng sạch với khoảng 1.500 ha để thu hút đầu tư.
Lấy nguồn nhân lực làm yếu tố “dài hơi” nhằm thu hút đầu tư, với lợi thế về quy mô dân số trong độ tuổi lao động, Nghệ An đẩy mạnh tập trung liên kết trong đào tạo nghề giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ sở đào tạo.
Bên cạnh đó, tỉnh luôn sẵn sàng cải cách thủ tục hành chính, cải thiện thực chất môi trường đầu tư, kinh doanh. Tỉnh Nghệ An luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư; giải quyết thủ tục đúng và nhanh nhất. Đặc biệt, có dự án chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 5 ngày làm việc để toàn lực thu hút FDI.
Tư duy mới, hành động nhanh thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Xác định rõ mục tiêu tập trung phát triển ngành công nghiệp “không khói”, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1439/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Bằng loạt giải pháp căn cơ, hiệu quả, ngành du lịch tỉnh Nghệ An đã đạt được kết quả ấn tượng trong bước đầu triển khai. Năm 2023, Nghệ An đón khoảng 8,36 triệu lượt khách du lịch, tăng 24% so với năm 2022; trong đó, khách quốc tế đạt 77.500 lượt. Doanh thu du lịch đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2022.
Đặc biệt, quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ sáp nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh vào năm 2024, khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch Cửa Lò.
Cửa Lò được đánh giá là “thiên đường biển” đẹp nhất vùng Bắc Trung bộ. |
Để mở đường, Nghệ An đã gấp rút hoàn thiện dự án mở rộng đường Bình Minh về phía Đông với nhiều nhà hàng, quán ăn cao cấp đan xen hoa cúc biển - loài hoa biểu trưng của thị xã Cửa Lò. Ngày ngày, mặt biển Cửa Lò cũng được dọn vệ sinh, trồng thêm cây xanh, hoa cỏ tạo không gian xanh - sạch - đẹp.
Tất cả để hướng tới du lịch 4 mùa tại Cửa Lò với mùa hè tập trung chủ yếu vào tắm biển, nghỉ dưỡng. Mùa xuân sẽ khai thác du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn như: Lễ hội đền Vạn Lộc, di tích đền Mai Bảng, đền Thu Lũng, bãi chùa Đảo Ngư; mùa Thu và mùa Đông tập trung vào văn hóa ẩm thực.
Do đó, việc triển khai xây dựng các dự án tầm cỡ, trọng điểm như biệt thự nghỉ dưỡng, condotel,... để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao tại Cửa Lò được coi là điểm nhấn để quảng bá, xúc tiến, mở rộng các tour du lịch trong và ngoài tỉnh, thu hút đông đảo du khách. Đây chính là những công trình góp phần kết nối các loại hình du lịch văn hoá lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, đưa Cửa Lò nói riêng và Nghệ An nói chung trở thành cụm du lịch, dịch vụ gắn các tour du lịch quốc gia, quốc tế.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"