
-
Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với tỉnh An Giang về vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại trong lựa chọn nhà thầu Dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
-
Cơ bản hoàn thành không gian trưng bày Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025
-
Ninh Bình kiện toàn tổ chức 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy
-
Mở rộng đối tượng được đề nghị đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 -
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ
Ngày 13/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi làm việc với TP.HCM về tình hình kinh tế-xã hội và giải quyết các kiến nghị vướng mắc của thành phố.
Kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng thay mặt Chính phủ đánh giá cao thành quả TP.HCM đạt được thời gian qua trong phát triển kinh tế và phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM ngày 13/5 |
Cụ thể, Thủ tướng nhận định, TP.HCM vẫn là đầu tàu của cả nước, thể hiện ở quy mô dân số, đóng góp GDP vào tổng ngân sách; hiệu quả đầu tư rất tốt, chỉ số cải cách hành chính, ứng dụng khoa học-công nghệ… cũng xếp hạng cao. Ngoài ra, Thành phố có nguồn nhân lực tốt, cũng là nơi đi đầu trong sáng tạo và khởi nghiệp.
“TP.HCM đã đạt được mục tiêu kép phòng chống dịch và phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, trên 60% là dịch vụ, 1% nông nghiệp, còn lại là công nghiệp. Dù còn điều này, điều kia, trong quá trình làm có mâu thuẫn, mắc sai lầm, nhưng tựu trung là TP.HCM đang đi đúng hướng, thể hiện rõ vai trò của Thành phố. Thành tựu rất cơ bản, kinh tế đang đi vào chiều sâu”, Thủ tướng nhận định.
Đánh giá cao TP.HCM, nhưng người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra một số hạn chế của Thành phố. Trong đó, hạn chế lớn nhất là TP.HCM phát triển chưa thật sự xứng tầm với vai trò, vị thế và lợi thế cạnh tranh của mình.
“Nhận xét như vậy không phải để TP.HCM tự ti mà lấy đó làm động lực và phấn đấu cao hơn nữa”, Thủ tướng nói và cho rằng, nguyên nhân của hạn chế này có khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân lớn vẫn là chủ quan ở phía Chính phủ lẫn TP.HCM.
Nói về phương hướng cho thời gian tới, Thủ tướng đề nghị TP.HCM cần chuyển hướng mạnh mẽ từ phòng ngự, chống đỡ, bị động sang tấn công mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Phải xứng tầm của một trung tâm của vùng, trung tâm phát triển của cả nước, xứng tầm với mong đợi, kỳ vọng của cả nước...
Thống nhất nhận thức, nghĩ phải chín, kỹ càng, tư tưởng phải thông, hành động quyết liệt, làm việc có trọng tâm trọng điểm. Những cái gì đã chín, và rõ có hiệu quả thì cứ thế triển khai. Những vấn đề nào chưa có luật mạnh dạn làm thí điểm, không cầu toàn, nhưng không nóng vội.
Làm không có động cơ xấu, không có lợi ích nhóm, không có tham nhũng... Đảng và Chính phủ bảo vệ, mở ra không gian sáng tạo. Tinh thần phân cấp, phân quyền và rõ trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, đi đôi giám sát, kiểm tra.
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị TP.HCM cơ cấu lại kinh tế. Biến TP.Thủ Đức trở thành một cực tăng trưởng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Quan tâm phát triển văn hoá xã hội, an sinh xã hội, đặc biệt người yếu thế, bị ảnh hưởng đại dịch; Cải cách hành chính, mô hình nào phù hợp thì làm thôi, thí điểm tốt có hiệu quả cứ mạnh dạn mà làm.
Cùng với đó là phát huy thành tích, thành tựu, khí thế đã đạt được để từ đó tự tin, tăng cường vượt qua khó khăn, thách thức. Đoàn kết, thống nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, đi đôi với phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa rời dân.
Thủ tướng cũng đặt ra yêu cầu các bộ, ban, ngành và TP.HCM phải phối hợp trên dưới nhịp nhàng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Thành phố phải phát triển xứng tầm là một trung tâm của vùng, một trung tâm phát triển kinh tế của cả nước; xứng tầm và xứng tầm hơn nữa với mong đợi và kỳ vọng của nhân dân cả nước.
"Chính phủ không nói không, Chính phủ không nói khó, Chính phủ không nói có mà không làm. Cái gì Thành phố làm tốt hơn Chính phủ, các bộ ngành thì phải để cho Thành phố làm, nguyên tắc là như vậy. Phát triển hạ tầng phải làm PPP, giải phóng mặt bằng là việc địa phương, Nhà nước, Chính phủ căn cứ từng trường hợp cụ thể hỗ trợ phần xây lắp như là vốn mồi", Thủ tướng nói.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng cho biết ông rất tin tưởng vào TP.HCM và hy vọng sẽ có đột phá trong năm nay, cũng như nhiều năm tới.

-
Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với tỉnh An Giang về vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
-
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nhận diện tồn tại trong lựa chọn nhà thầu Dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
-
Phân định thẩm quyền liên quan đến phòng, chống ma túy khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
Cơ bản hoàn thành không gian trưng bày Triển lãm thành tựu Đất nước trước ngày 15/8/2025
-
Ninh Bình kiện toàn tổ chức 4 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy -
Mở rộng đối tượng được đề nghị đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 -
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ -
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng -
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia -
Dự toán kinh phí phục vụ tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB