
-
Bình Định đặt kỳ vọng tăng thu ngân sách từ Dự án Nhà máy Kurz Việt Nam
-
TP.HCM kiến nghị áp dụng cơ chế mua bán linh hoạt điện mặt trời mái nhà
-
Công bố Quy hoạch tỉnh Bến Tre: Biến khát vọng “Đồng Khởi mới” thành hiện thực
-
Quảng Ngãi hình thành hai trung tâm động lực tăng trưởng
-
Nhà ga Sân bay Long Thành đang hình thành rõ nét -
Sáu vùng không gian kinh tế tạo động lực cho Quảng Ngãi
![]() |
Thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Dầu Giây - Phan Thiết. Ảnh: Vinaconex. |
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB – VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan dự họp để hoàn thiện Tờ trình chủ trương triển khai thực hiện mục tiêu “Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc” và chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 lấy ý kiến Đảng đoàn Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính… trước khi Báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét thông qua để trình Bộ Chính trị cho ý kiến làm cơ sở trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV vào tháng 7/2021.
Về phạm vi đầu tư, Thủ tướng lưu ý Bộ GTVT căn cứ sự cần thiết, tính cấp bách, tính hiệu quả và khả năng bố trí nguồn lực để lựa chọn các dự án thành phần trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông cần đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông những nơi thật cần thiết.
Đồng thời, Bộ GTVT cần căn cứ tính hiệu quả để tập trung rung khẩn trương nghiên cứu, đề xuất triển khai ngay các tuyến đường bộ cao tốc khác có nhu cầu cấp thiết được các địa phương, cử tri và đại biểu Quốc hội đề nghị thời gian qua như: Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tuyến kết nối Nam Trung Bộ với Tây Nguyên...; các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh và Vành đai 4, Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và một số tuyến đường ở khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Bên cạnh đó, trên cơ sở đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố có liên quan, Bộ GTVT khẩn trương, tập hợp nhu cầu đầu tư, kết quả nghiên cứu các cơ chế đề xuất (nếu có) để tổng hợp, đề xuất cụ thể các dự án đường bộ cao tốc nhằm phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư.
Về phương thức thực hiện xây dựng cơ chế, khuyến khích, Thủ tướng xác định ưu tiên đầu tư theo phương thức PPP, BOT nhằm huy động đa dạng các nguồn lực (ngân sách trung ương, địa phương, tư nhân), có cơ chế bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan (nhà nước, người dân, nhà đầu tư).
Bộ GTVT được giao khẩn trương tổng kết một số mô hình thành công khi giao cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện tốt để báo cáo Thường trực Chính phủ (hoàn thành trong quý I/2021) để đúc rút kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng việc phân cấp ủy, ủy quyền; khuyến khích giao UBND các tỉnh có nguồn lực về ngân sách, năng lực, kinh nghiệm trong quản lý đầu tư để thực hiện nhiệm vụ là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường cao tốc qua địa bàn nhằm chủ động huy động, sử dụng các nguồn lực của địa phương, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp nguồn vật liệu xây dựng...
“Nguyên tắc là triển khai đường cao tốc đi qua địa phương nào, địa phương đó phải chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn tự có đã được phân bổ, việc hỗ trợ ngân sách trung ương phải được Chính phủ xem xét cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ hỗ trợ một phần”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu nêu trên, Thủ tướng giao Bộ GTVT rà soát quy định của pháp luật để đề xuất các cơ chế, chính sách về nguồn vốn, các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Cần rút kinh nghiệm các đề xuất trước đây làm bế tắc khi triển khai theo phương thức PPP và BOT.
Về tiến độ triển khai, Thủ tướng giao Ban cán sự Đảng Bộ GTVT khẩn trương thống nhất, chỉ đạo hoàn thiện Tờ trình, dự thảo Kết luận của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 13 tháng 5 năm 2021.
Đồng thời, Bộ GTVT có nhiệm vụ hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trình Chính phủ theo hướng cân nhắc dãn tiến độ đoạn từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị vào thời điểm phù hợp.

-
Công bố Quy hoạch tỉnh Bến Tre: Biến khát vọng “Đồng Khởi mới” thành hiện thực -
Quảng Ngãi hình thành hai trung tâm động lực tăng trưởng -
Nhà ga Sân bay Long Thành đang hình thành rõ nét -
Sáu vùng không gian kinh tế tạo động lực cho Quảng Ngãi -
Đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy nước Dung Quất 2 -
Quảng Ngãi được quy hoạch 2 tuyến cao tốc nối Quảng Nam và Kon Tum -
Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện với 4 vùng chức năng, 3 trục động lực
-
1 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
2 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật
-
3 Các tỉnh phía Nam đón “sóng” đầu tư mới từ Hoa Kỳ
-
4 Bức tranh đầu tư bất động sản dần sáng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/12
-
Phát động Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023
-
Chuẩn EU-GMP giúp doanh nghiệp dược có lợi thế xuất khẩu
-
Ra mắt GROHE SPA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Trải nghiệm sức mạnh chữa lành của nước
-
HRC Hòa Phát đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của thế giới
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ