
-
Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trong lựa chọn nhà thầu
-
Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn về xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới -
Quốc hội “quyết” bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
VNPT "lột xác" sau tái cơ cấu!
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT, đã báo cáo Thủ tướng các kết quả đạt được sau quá trình tái cơ cấu.Theo ông Hùng, trước tái cơ cấu, VNPT có 163 đầu mối quản lý, bao gồm 78 đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT và 85 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có vốn góp. VNPT thời điểm đó có mô hình hoạt động bất cập, hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh qua nhiều khâu trung gian, chưa xuyên suốt và không thống nhất, chưa tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển, đổi mới tổ chức quản trị, công nghệ, sản phẩm, thị trường. Cơ chế quản lý các đơn vị hạch toán phụ thuộc chậm được đổi mới dẫn đến việc trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.
Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật mạng lưới do nhiều đơn vị quản lý nên nguồn lực phân tán và chia cắt; chưa tối ưu hóa được mạng lưới. Hệ thống kênh bán hàng gần như không có, lao động làm công tác kinh doanh chỉ chiếm khoảng 10% tổng số lao động của toàn VNPT dẫn đến mất thị phần.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả mà VNPT đạt được trong quá trình tái cơ cấu VNPT, phát triển công nghệ mới, sản xuất công nghiệp và các sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Hữu Tuấnnghi |
VNPT có tiềm năng về công nghệ thông tin nhưng chưa xây dựng được một đơn vị chủ lực mạnh; sản phẩm dịch vụ về công nghệ thông tin của VNPT gần như chưa có gì. Mặt khác, số lượng lao động đông, độ tuổi trung bình cao; lao động gián tiếp nhiều (22% - 25%); năng suất lao động và thu nhập bình quân thấp. Việc bố trí và sử dụng cán bộ còn chưa kiên quyết, chưa mạnh dạn thay thế những cán bộ không đủ năng lực, trình độ đảm đương công việc.
Sau tái cơ cấu, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và thu nhập của người lao động của VNPT đều tăng so với trước khi tái cấu trúc. Tổng doanh thu hợp nhất giai đoạn 2011-2015 đạt 213.165 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,7%/năm (riêng giai đoạn 2013-2015 tăng trưởng bình quân 15,7%/năm). Tổng lợi nhuận đạt 34.091 tỷ đồng, đạt 92,1% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,7%/năm (riêng giai đoạn 2013-2015 - giai đoạn trọng điểm tái cơ cấu VNPT - lợi nhuận tăng trưởng bình quân 16%/năm). Tổng lợi nhuận hợp nhất giai đoạn 2011-2015 đạt 12.240 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,1%/năm (riêng giai đoạn 2013-2015 tăng trưởng bình quân 17,9%/năm).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo VNPT thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian tới. |
phải phát triển mạng viễn thông di động, phát huy thương hiệu Vinaphone đạt tầm quốc tế, giữ vững vị trí thứ hai và phấn đấu đưa Vinaphone vươn lên vị trí hàng đầu trong kinh doanh viễn thông di động; nghiên cứu để phát triển thị trường ngoài nước.
VNPT cần đẩy mạnh cung cấp dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin. Tham gia tích cực vào xây dựng chính phủ điện tử do VPCP chủ trì, tập trung vào truyền đưa văn bản điện tử, tích hợp dịch vụ công trực tuyến, y tế từ xa, giáo dục, giao thông.
Nâng cao chất lượng, mở rộng đường truyền của Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước đến cấp xã. Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh cho mạng truyền dữ liệu quan trọng này.
Sử dụng mạng truyền dữ liệu chuyên dùng để kết nối, liên thông văn bản điện tử, tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến từ trung ương đến, tỉnh, huyện, xã.
VNPT đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, nội dung đề ra theo Quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành trong thời gian sớm nhất các nội dung còn lại: Ban hành Quy chế tài chính Tập đoàn, Điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty con trong tập đoàn. Hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2016-2020 ; trong đó chú trọng lựa chọn công nghệ hiện đại, đầu tư có trọng điểm vào lĩnh vực có hiệu quả cao; phấn đấu để có các sản phẩm công nghiệp viễn thông của VNPT
Thủ tướng cũng yêu cầu VNPT nghiên cứu, xây dựng phương án cổ phần hóa VNPT trong giai đoạn 2016-2020 nhằm thu hút nguồn lực để đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục giữ vai trò là đơn vị chủ lực của ngành viễn thông, công nghệ thông tin của đất nước.

-
Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống -
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn về xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới -
Quốc hội “quyết” bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025 -
Tổng thống Hungary và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên -
Ai làm tốt nhất, chủ động phục vụ nhân dân nhất thì chúng ta phân cấp -
Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số