-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Nhiều tác hại
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), loại đường phổ biến được nhà sản xuất cho vào đồ uống có đường là fructose. Đường fructose sẽ làm tăng quá trình sinh nhiệt, tăng triglyceride, kích thích tiêu thụ oxy nhiều hơn so với glucose, nhưng lại tạo ra các kích thích insulin nhỏ hơn rất nhiều so với glucose, làm cản trở quá trình chuyển hóa glucose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể, dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.
Phần lớn các nghiên cứu về vấn đề này đều tìm thấy mối liên quan thuận chiều giữa việc tiêu thụ các loại đồ uống có đường với hàm lượng mỡ cơ thể hay tình trạng béo phì. Hơn nữa, do đồ uống có đường là dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng, khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách cơ thể phản ứng với lượng calo từ thức ăn dạng đặc.
Điều này có thể khiến một người tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống đồ uống có đường với hàm lượng calo cao. Do đó, nếu không giảm năng lượng ăn vào từ các nguồn thực phẩm khác thì lượng calo dư thừa từ đồ uống có đường này sẽ góp phần gây ra thừa cân và béo phì.
Kết quả là một người trưởng thành ăn uống bình thường, nhưng lại uống thêm mỗi ngày một lon nước soda có đường (350 ml cung cấp 150 kcal và 40-50 gam đường) có thể gây tăng 6,75 kg trọng lượng cơ thể, nếu sử dụng liên tục trong vòng 1 năm.
Ngoài ra, có một mối nguy từ thực phẩm sử dụng đường thay thế đang được giới chuyên gia nhắc tới. BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay, đường thay thế là một loại chất hóa học carbohydrate có vị ngọt. Cách nó được chuyển hóa trong cơ thể hoàn toàn khác với đường. Chúng không hấp thụ được hoàn toàn trong ruột và có lượng calo thấp hơn đường thật. Tuy nhiên, đường thay thế có thể gây tiêu chảy. Lý do là bởi, chất carbonhydrate thay thế đường không được hấp thụ hoàn toàn, vẫn còn trong ruột. Chúng sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu, tăng hút nước vào lòng ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài việc hấp thụ nước vào lòng ruột, các vi sinh vật trong ruột cũng lấy carbonhydrate làm thức ăn ưa thích của chúng. Quá trình lên men của vi sinh vật làm tăng sản xuất khí trong ruột. Đồng thời, hoạt động quá mức của vi sinh vật cũng có thể gây ra một số phản ứng trong ruột. Đó là những lý do gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi, đau bụng.
Gánh nặng y tế
Các chuyên gia cảnh báo, thừa cân béo phì khiến nhiều người có nguy cơ mắc các loại bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và ít nhất 13 bệnh ung thư. Đây là gánh nặng cho cá nhân và xã hội khi làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người mắc bệnh không lây nhiễm, chiếm gần 1/4 dân số.
Chia sẻ tại Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về các giải pháp phòng ngừa bệnh không lây nhiễm, PGS-TS. Trương Tuyết Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, thừa cân, béo phì đã trở thành một vấn nạn, một “đại dịch” có tính chất toàn cầu. Hiện nay tốc độ béo phì đang tăng theo chiều thẳng đứng.
Cụ thể, trước năm 1970, tỷ lệ béo phì ở học sinh 5-19 tuổi chỉ khoảng 2%, thì nay là 16%. Như vậy, cứ cách 10 năm tăng gấp 2,3 lần. Tại Việt Nam, sau 10 năm, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng 1,5 lần (từ 5,6% vào năm 2010, lên 7,4% vào năm 2020). Con số này ở trẻ 5-19 tuổi cũng tăng gấp đôi (từ 8,5%, lên 19%). Đặc biệt, tại TP.HCM, cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ bị thừa cân, béo phì.
Tương tự, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người lớn cũng tăng gần gấp đôi 10 năm (từ 12%, lên 19,6%). “Trẻ em là tương lai của đất nước, vì thế rất cần quan tâm đến vấn đề thừa cân béo phì. Nếu cứ để tốc độ này, sau 10 năm, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học đường sẽ tăng gấp đôi”, bà Mai nhấn mạnh.
GS-TS.Trần Bình Giang, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo, béo phì là một bệnh mãn tính, cần được điều trị sớm. Bệnh béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ, mà còn làm tăng nguy cơ tử vong hơn so với những bệnh nhân có cân nặng bình thường. Nguyên tắc để điều trị thừa cân, béo phì là tăng cường tiêu hao năng lượng và giảm nguồn thức ăn vào cơ thể.
Theo đó, cần tăng cường các thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả, giảm bớt thức ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, các loại thức ăn nhanh, nước ngọt...
Bên cạnh đó, cần tích cực vận động cơ thể, tập thể dục thể thao. Bởi khi ít vận động, ngồi tại chỗ nhiều sẽ khiến tiêu hao năng lượng ít hơn năng lượng ăn vào. Năng lượng dư thừa quá nhiều và tích tụ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ gây ra thừa cân béo phì.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật
-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo