
-
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
![]() |
Khu vực bến cảng Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. |
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, chính sách này được áp dụng hỗ trợ cho các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi, đến cảng Chân Mây và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những đối tượng áp dụng gồm: Hãng tàu, đại lý hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi, đến cảng Chân Mây; Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi, đến cảng Chân Mây (trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh); Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan.
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến cập cảng Chân Mây đối với hãng tàu biển, đại lý hãng tàu được phép hoạt động kinh doanh vận chuyển container theo quy định và thực hiện trả hàng hoặc bốc hàng tại cảng theo tuyến với tần suất tối thiểu 2 chuyến cập cảng mỗi tháng.
Để nhận được hỗ trợ các hãng tàu, đại lý hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi, đến cảng Chân Mây phải có đơn đề nghị hỗ trợ của hãng tàu, đại lý hãng tàu; Bản kê số lượng chuyến tàu đi, đến cảng Chân Mây có xác nhận của doanh nghiệp khai thác Cảng, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế và các chứng từ xác nhận việc xếp dỡ, giao hàng tại cảng Chân Mây.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh) cũng sẽ có mức hỗ trợ từ 800.000 đến 1.100.000 đồng/container.
Để nhận chính sách hỗ trợ này các đối tượng phải có đơn đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Bản kê số lượng container vận chuyển đi, đến cảng Chân Mây có xác nhận của doanh nghiệp khai thác Cảng và các chứng từ xác nhận việc xếp dỡ, giao hàng tại cảng Chân Mây; Tờ khai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã thông quan mở tại các Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây). Bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa và chứng từ mua bán (đối với các đối tượng không thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa); Hóa đơn giá trị gia tăng vận chuyển hàng hóa, vận đơn hoặc chứng từ khác chứng minh việc vận chuyển hàng hóa bằng container qua cảng Chân Mây.
Theo HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh cân đối bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện hỗ trợ.

-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mặt hàng sợi của Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Ấn Độ -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam -
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng