-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
Nhận vốn lớn
“Kỳ lân công nghệ Việt Nam” VNG vừa cho biết, đã đầu tư vào Telio, nền tảng thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam. Khoản đầu tư trị giá 22,5 triệu USD, tương đương 510 tỷ đồng.
Cùng với khoản đầu tư từ VNG, vòng gọi vốn Pre-Series B của Telio còn có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại là Quỹ đầu tư toàn cầu GGV Capital và Quỹ đầu tư Tiger Global. Như vậy, tính đến tháng 9/2021, Telio đã huy động tổng cộng 51 triệu USD.
Cách đây một tuần, Tiki cũng hoàn thành vòng gọi vốn Series E, huy động được 258 triệu USD trong vòng gọi vốn do AIA Insurance Inc dẫn đầu. Với thành công của vòng gọi vốn này, Tiki có thể rút ngắn thời gian niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ (kế hoạch ban đầu là vào năm 2025). “Nguồn vốn này đưa định giá của Tiki lên gần 1 tỷ USD. Công ty dự kiến tăng trưởng doanh thu 40-50% trong vài năm tới”, ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki cho biết.
Society Pass, ông chủ mới mua lại sàn thương mại điện tử Lefair vào đầu năm 2021 cũng đang tiến hành IPO tại Mỹ. Theo bản cáo bạch niêm yết được nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Society Pass đang tìm cách huy động tới 27 triệu USD thông qua IPO tại Nasdaq.
Trong khi đó, đối thủ của Tiki tại thị trường Việt Nam là Sea (công ty mẹ của Shopee) đang lên kế hoạch huy động tổng cộng 6,3 tỷ USD thông qua đợt phát hành cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi trong năm 2021. Shopee từng nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của SEA (Singapore).
Không kém cạnh, ông lớn Alibaba, sau khi rót hơn 4 tỷ USD vào Lazada, giữa năm 2021, đã cùng Baring Private Equity Asia (BPEA) rót 400 triệu USD vào The CrownX (công ty quản lý phần vốn góp của Masan Group). Thương vụ M&A này sẽ giúp Masan thúc đẩy sự hoàn thiện nền tảng kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.
Trụ cột tăng trưởng của kinh tế số
Lĩnh vực thương mại điện tử đang nổi lên như một trụ cột tăng trưởng cho kinh tế số của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Internet của Việt Nam được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ USD về tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030. Năm nay, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31%, lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với năm 2020 và dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.
Theo ông Rohit Sipahimalani, Trưởng bộ phận Đầu tư chiến lược, phụ trách chung và Đông Nam Á của Temase, nền kinh tế Internet của Việt Nam tiếp tục thu hút vốn toàn cầu nhờ các nền tảng cho tăng trưởng mạnh mẽ, như một lượng lớn người dùng kỹ thuật số tương tác cao và hệ sinh thái kỹ thuật số đang phát triển gồm các vườn ươm, những trung tâm tăng tốc phát triển và các phòng thí nghiệm đổi mới.
Ông Mitch Bittermann, Phó chủ tịch điều hành, phụ trách thương mại điện tử khu vực châu Á của TMX chỉ rõ, Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Thái Lan về thương mại điện tử và đến năm 2025. Xu hướng phát triển này được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng khi Đề án Chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh, cùng với cơ cấu dân số trẻ, khả năng nắm bắt công nghệ tốt, việc bùng nổ mua sắm online buộc các thương hiệu phải triển khai các chiến lược thương mại điện tử.
Theo lý giải của ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), Covid-19 đã khiến hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhưng thương mại điện tử đã phát triển theo hướng đồng bộ giữa người mua và người bán. Các doanh nghiệp đã xem cơ hội đưa hàng hóa lên thương mại điện tử là một yếu tố sống còn trong đại dịch. Xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới, xuất khẩu hàng hóa qua kênh bán hàng trực tuyến đang gia tăng mạnh mẽ… là yếu tố thúc đẩy thị trường, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhìn tổng thể thị trường, thương mại điện tử đang tiếp tục nhận những nguồn vốn lớn đổ vào. Tứ đại gia Shopee, Lazada, Tiki, Sendo liên tục được bơm vốn cạnh tranh giành thị phần, mở rộng quy mô. Các ông lớn đa quốc gia như Grab, Gojek, Amazone… cũng đang nhăm nhe thị trường hấp dẫn này. Trong khi đó, các đại gia Việt như Masan, Vingroup, Viettel, Thế giới Di động… cũng xoay trục hướng vào thương mại điện tử. Thị trường sẽ có thêm các thương vụ đầu tư, mua bán, sáp nhập (M&A) trong thời gian tới. Tất cả hứa hẹn một cuộc chiến hấp dẫn nhưng không kém phần khốc liệt.
Báo cáo trên cũng cho biết, các nhà đầu tư coi Đông Nam Á là một điểm đến đầu tư sinh lợi dài hạn, đặc biệt, lĩnh vực thương mại điện tử và dịch vụ tài chính kỹ thuật số tiếp tục thu hút phần lớn các khoản đầu tư (hơn 60% giá trị thương vụ). Hoạt động giao dịch gia tăng và định giá lớn hơn dẫn đến các vòng tài trợ lớn hơn đã thúc đẩy sự ra đời của 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới vào năm 2021, nâng tổng số kỳ lân lên 23.
-
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025