
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
-
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
Theo báo cáo, từ giữa năm 2023, sự xuất hiện của nền tảng TikTok Shop cùng sự phát triển của xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) đang làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm và mức chi cho thương mại điện tử của người tiêu dùng.
Những yếu tố này khiến tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam có tiềm năng đạt mốc 49,9 tỷ USD vào năm 2028.
Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích Thị trường, YouNet EC, giải thích: “Cơ sở cho dự báo tích cực này của chúng tôi là 3 cơ hội tăng trưởng rõ rệt mà chúng tôi nhìn thấy từ dữ liệu: một là thu nhập của người dân Việt Nam gia tăng dẫn đến chi tiêu cho thương mại điện tử tăng theo trong 5 năm tới, hai là xu hướng mua sắm kết hợp giải trí kích thích tiêu dùng và ba là sự chuyển dịch đáng kể của những ngành hàng giá trị cao từ kênh offline lên thương mại điện tử”.
Thông tin trong báo cáo cũng cho thấy Gen Z (những cá nhân sinh ra trong giai đoạn 1997-2012), đại diện cho thời đại kỷ nguyên số, là nhóm dẫn đầu trong việc tạo ra và thích nghi với các xu hướng mới. Tổng chi tiêu của Gen Z trên thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng từ 4 tỷ USD năm 2023 lên 20,3 tỷ USD năm 2028.
Nhưng Gen Z không phải là nhóm khách hàng dẫn đầu về doanh thu. Thế hệ Millennials (sinh ra trong thời gian 1981-1995) mới là nhóm người có mức độ chi tiêu nhiều nhất. Tổng chi tiêu của nhóm khách hàng này từ mức 6,9 tỷ USD năm 2023 được đự đoán có thể đạt 29,7 tỷ USD năm 2028, cao hơn Gen Z là 9,4 tỷ USD.
![]() |
Theo khảo sát của YouNet Media với mẫu 700 người tiêu dùng đến từ các thành phố tại Việt Nam, Millennials mua sắm trực tuyến với tần suất nhiều hơn Gen Z, khoảng 1-3 lần mỗi tuần. Giá trị trung bình mỗi đơn hàng của Millennials lên đến 125 USD, cao hơn nhiều so với Gen Z. Ngoài các sản phẩm chăm sóc cá nhân như thời trang và làm đẹp, Millennials còn chi nhiều cho các sản phẩm điện gia dụng và điện tử tiêu dùng.
Với nhu cầu khác biệt, Millennials cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về dịch vụ và độ tin cậy. Top 3 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua sắm của họ là: chính sách hoàn trả và bảo hành rõ ràng, phương thức thanh toán thuận tiện trên một nền tảng, và khả năng thỏa thuận thời gian giao hàng với người bán.
Không giống Gen Z, Millennials thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, kể cả trong các livestream với nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào các giải pháp công nghệ đáp ứng nhu cầu sống tiện nghi hơn cho gia đình khi được bán trên kênh online, ví dụ như thiết bị gia dụng, đồ điện tử.
Theo báo cáo, trải nghiệm trước khi mua hàng suôn sẻ với chính sách hoàn trả rõ ràng, phương thức thanh toán tiện lợi và tùy chọn giao hàng linh hoạt chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp đáp ứng đúng mong đợi và thúc đẩy quyết định mua sắm của Millennials trên môi trường thương mại điện tử.

-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất -
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025