-
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư -
Sau 30 năm phát triển, giá trị tổng tài sản của TKV tăng hơn 67 lần -
Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh -
Công bố gói hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho 5.100 doanh nghiệp nhỏ và vừa
Covid-19 khiến thị trường hàng hiệu tiêu dùng mới suy giảm, song lại khiến thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng bùng nổ. |
Cú đẩy lớn cho thị trường
Sau khi không đạt được thương vụ đầu tư của các “nhà đầu tư cá mập” (Sharks Tank) hồi tháng 7/2021, mới đây, start-up Joolux chuyên kinh doanh hàng hiệu đã qua sử dụng đã có cú bắt tay T99 Group.
“Đó là cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ”, Tạ Xuân Hiển, sáng lập, CEO Joolux chia sẻ.
Sở dĩ Tạ Xuân Hiển chia sẻ như vậy là bởi, ông chủ của Vicoland Group - đơn vị hậu thuẫn cho T99 Group - Bùi Đức Long là một tín đồ hàng hiệu.
Là người đi nhiều, biết nhiều và nhạy bén đầu tư, ngay khi nghe về giấc mơ số hóa mô hình giao dịch hàng hiệu “made by” start-up Việt, ông Long đã lập tức định hình “bức chân dung” của Joolux ở sân chơi khu vực, với mục tiêu nâng giá trị thương hiệu của Joolux lên mốc tỷ USD.
T99 Group là một tập đoàn đầu tư tài chính. Bởi bậy, cú bắt tay T99 Group sẽ đem đến cho Joolux những giải pháp tài chính đa dạng cho khách hàng đam mê hàng hiệu của mình. Theo đó, khách hàng có thể vay mua hàng hiệu, mua hàng hiệu trả góp, mua trước trả sau và cả thu mua…
Theo báo cáo của BCG, thị trường hàng hiệu tiêu dùng mới toàn cầu năm 2019 đạt giá trị 334 tỷ USD và giảm xuống 258 tỷ USD vào năm 2020 do Covid-19, nhưng thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng lại tăng từ 31 tỷ USD (năm 2019) lên 33 tỷ USD (năm 2020).
Tại châu Á, thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng cũng bùng nổ ở Trung Quốc và quốc gia này được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ đồ hiệu lớn nhất thế giới vào năm 2025. Điều đó cũng cho thấy, còn rất nhiều đồ trong tủ đồ người tiêu dùng chưa được khai phá, để lãng phí và đó cũng chính là nguồn cung hàng hiệu rất lớn.
Động thái đầu tiên ghi dấu ấn cho thương vụ này là việc Joolux ra mắt 2 cửa hàng flagship (cửa hàng lớn nhất trong chuỗi, đại diện cho một thương hiệu) tại Hà Nội và TP.HCM. Để tăng sự tiện lợi và trải nghiệm cho khách hàng, Joolux và T99 Group sẽ mở thêm 3 cửa hàng flagship tại 3 thành phố lớn; kết hợp trải nghiệm hàng hiệu tại 300 phòng giao dịch T99 Group.
Joolux xác định xây dựng và hoàn thiện mô hình O2O (online to offline), kết hợp cả bán hàng trực tuyến và trực tiếp, bởi với các tín đồ hàng hiệu, thì trải nghiệm vật lý là vô cùng quan trọng để đưa tới quyết định mua hàng.
Theo CEO Joolux, các cửa hàng flagship mới khai trương của Joolux đều được đầu tư lớn với “concept” (thiết kế, bố trí không gian, nội thất, trưng bày…) không thua kém gì các cửa hàng hàng hiệu chính hãng, đặt tại các con phố trung tâm đắt giá nhất của Hà Nội và TP.HCM. Joolux đang tiến vào khai phá thị trường hàng hiệu tại miền Trung với việc mở thêm cửa hàng flagship tại Đà Nẵng.
Cùng với nguồn vốn được đầu tư, Joolux sẽ tăng tốc hoàn thiện hệ thống công nghệ qua sự đồng hành, tư vấn từ đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm phát triển thành công hệ sinh thái này ở châu Âu - một trong những thị trường hàng hiệu xa xỉ khắt khe của thế giới.
Hệ sinh thái dịch vụ hàng hiệu của Joolux cũng được tích hợp các tổ hợp giải pháp như công nghệ blockchain, AI… để có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trước khi “lấn sân” ra Đông Nam Á.
“Hành trình sắp tới của Joolux sẽ là sự tổng hợp của cơ hội thị trường, năng lực nội tại và khát vọng lớn”, Tạ Xuân Hiển khẳng định
Covid-19 đã tạo ra một cú đẩy lớn cho thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng và tạo nên một xu hướng mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn cầu. Có 3 yếu tố để đẩy mạnh thị trường này, đó là vấn đề tài chính, mua bán online và môi trường bền vững.
Cùng với cơ hội thị trường và năng lực nội tại, Joolux với tham vọng phổ biến hàng hiệu đã đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường có quy mô hơn 1 tỷ USD của Việt Nam và hơn 11 tỷ USD của khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, “màn trình diễn” của Joolux sắp tới sẽ diễn ra trên 3 mặt trận: xây dựng và phát triển công nghệ; giải pháp tài chính cho khách hàng và phát triển hệ thống cửa hàng trên khắp cả nước.
Không tiết lộ về kết quả kinh doanh thời gian qua, song Joolux cho biết, mục tiêu của mình trong 3 năm tới là đạt doanh thu trên 1000 tỷ đồng, phục vụ trên 5 triệu khách hàng và mở 300 cửa hàng. Nguồn hàng chính của Joolux đến từ người tiêu dùng cá nhân trong nước thanh lý, ký gửi sản phẩm. Ngoài ra, Joolux có những đối tác nguồn sản phẩm là những công ty kinh doanh hàng hiệu tại nước ngoài như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Tất cả các sản phẩm đều được Joolux kiểm duyệt rất chặt chẽ bằng công nghệ kiểm định và đội ngũ chuyên gia.
Hiện tại, Joolux tập trung vào 4 dòng sản phẩm chính là túi xách, đồng hồ, giày dép và phụ kiện. Với định hướng liên tục đầu tư để tăng năng lực kiểm định, Joolux sẽ mở rộng hơn đối với các thương hiệu hàng hiệu nằm trong 4 mục này.
“Giải bài toán” của kỳ lân
Thực tế cho thấy, trên mọi mặt trận kinh doanh, luôn có sự đụng độ giữa các kỳ lân.
Đơn cử, tại thị trường Đông Nam Á, các nền tảng trực tuyến giao dịch xe đã qua sử dụng đang nóng lên từng ngày. Kỳ lân kinh doanh xe hơi đã qua sử dụng (second-hand) CARS24 của Ấn Độ đã có màn ra mắt thị trường ASEAN tại Thái Lan hồi tháng 11/2021 và có kế hoạch mở rộng quy mô thâm nhập Indonesia vào năm 2022, tạo tiền đề cho cuộc chiến tay ba với Carro của Singapore và Carsome của Malaysia.
CARS24 (được Softbank và Tencent hậu thuẫn) đã dành hơn 100 triệu USD để mở rộng ra các thị trường quốc tế. “Người chơi mới” đến từ Ấn Độ này lựa chọn 2 thị trường lớn nhất khối ASEAN là Thái Lan và Indonesia làm điểm đến đầu tiên trước khi tiếp cận phần còn lại của khu vực.
Làn sóng đầu tư xe đã qua sử dụng bùng nổ trong bối cảnh thiếu chip trên toàn cầu, làm giảm đáng kể sản lượng các nhà sản xuất ô tô. Ngược lại, động lực này thúc đẩy nhu cầu mua xe second-hand tăng vọt, đẩy giá xe lên cao và mang lại khoản lợi nhuận lớn cho các đại lý chuyên kinh doanh trên thị trường thứ cấp.
Mục tiêu của CARS24, Carro và Carsome là bao phủ phân khúc này. Cả ba đều coi Đông Nam Á là thị trường trọng điểm, đều muốn định vị thương hiệu như một nền tảng xe hơi đã qua sử dụng trực tuyến được hỗ trợ công nghệ để thực hiện quá trình mua hàng cho khách hàng một cách suôn sẻ.
Các tên tuổi này đều kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy học và phân tích để giúp trải nghiệm mua hàng hiệu quả hơn. Họ sở hữu công nghệ phân tích hình ảnh, tìm ra lỗi của xe, có đội ngũ chuyên gia kiểm định chuyên biệt để chụp hình phương tiện và xác định lỗi. Đồng thời, họ cũng đầu tư nhiều tiền để củng cố các trung tâm dịch vụ để người tiêu dùng có thể trực tiếp xem xe cũ. Bên cạnh đó, cũng có kỳ lân công nghệ như CARS24 vẫn vận hành các “bãi đậu xe online” làm nơi lưu giữ phương tiện.
Điều tương tự đang diễn ra ở thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng, nhất là khi đại dịch đang làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Qua đó cũng cho thấy, ý tưởng của Joolux không mới, bởi đã có nhiều start-up và start-up kỳ lân thành công ở mảng này tại các thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc.
Nhà sáng lập Joolux kỳ vọng, câu chuyện sẽ tiếp diễn ở các thị trường đang lên của Đông Nam Á - mảnh đất tiềm năng với nền tảng dân số trẻ có gu thẩm mỹ, lĩnh vực thời trang phát triển nhanh, tầng lớp trung lưu đang ngày càng bạo chi và mức độ phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.
Tại các thị trường này, hiện nguồn hàng chủ yếu vẫn từ kênh “xách tay” và có rất nhiều cá nhân bán online. Để phá được “tảng băng” thị trường, cần có một vài tên tuổi kinh doanh chính thống và đây là cơ hội cho Joolux.
“Chúng tôi không coi trọng đến cạnh tranh, chủ yếu tập trung xây dựng năng lực nội tại như năng lực vận hành, kiểm định, spa sửa chữa hàng hiệu... để mang đến nhiều giá trị nhất cho khách hàng”, CEO Joolux chia sẻ.
Tuy nhiên, để trở thành start-up kỳ lân tiếp theo của Việt Nam và chiếm lĩnh thị trường lớn khu vực, Joolux phải xây dựng chiến lược có tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á. Theo đó, ngoài việc nhân rộng mô hình ra khu vực, công nghệ sẽ là mũi nhọn tiên phong. Joolux đang xây dựng và hoàn thiện công nghệ kiểm định, công nghệ số hóa sản phẩm.
Sau 5 năm thành lập, Joolux phải đẩy mạnh phát triển thương hiệu, đầu tư mạnh hệ thống kỹ thuật và công nghệ kiểm định, nâng tầm quy mô vận hành để nhanh chóng phủ sóng thị trường Việt Nam và tiến ra Đông Nam Á. Để hiện thực hóa được tham vọng này, cần sự đồng hành đường dài của một đối tác chiến lược, có thể tương hỗ Joolux cả về mặt tài chính, chiến lược, quản trị, vận hành và T99 Group là cái tên được “chọn mặt, gửi vàng”.
Nhu cầu bùng nổ đối với hàng hiệu đã qua sử dụng giúp công việc kinh doanh của những cửa hàng bán đồ xa xỉ cũ khởi sắc rất nhiều. Các trang web bán hàng hiệu ‘lướt’ trên khắp thế giới đang mọc lên như nấm sau mưa.
Tại Joolux, cơ hội thị trường được thấy rõ qua những số liệu thống kê. Số lượng sản phẩm ký gửi bán tại Joolux tăng trên 40%, đem đến nguồn sản phẩm đa dạng và phong phú. Sự gián đoạn về nguồn cung hàng mới và giới hạn về việc đi lại mua sắm, đặc biệt là du lịch mua sắm ở nước ngoài, đã khiến các tín đồ hàng hiệu chuyển hướng sang thị trường đã qua sử dụng nhiều hơn, chứng kiến sự gia tăng mạnh về số lượng người mua hàng tại Joolux. Dịch vụ spa và sửa chữa hàng hiệu tại Joolux cũng tăng trên 50% nhờ nhu cầu sử dụng lại sản phẩm đã để lâu trong tủ đồ của khách hàng.
Không ai mua một chiếc túi Gucci chỉ vì họ cần một chiếc túi xách. Vì nếu cần một chiếc túi xách, họ chỉ cần chọn một thương hiệu bình dân như Nine West. Hàng hiệu tất nhiên phải đắt tiền. Vậy làm thế nào để vẫn có thể sở hữu một món hàng hiệu trong thời khó mà không phải chi quá nhiều tiền? Nếu trả lời được câu hỏi này, đánh đúng tâm lý của khách hàng, kinh doanh hàng hiệu second-hand sẽ bùng nổ.
Theo một khảo sát gần đây về thị trường hàng hiệu second-hand, giá của những mặt hàng được bán ở các trang web thường chỉ bằng 1/3 giá niêm yết. Ngoài trang web chính, các trang web thường có ứng dụng riêng trên các thiết bị di động và máy tính bảng. Ở đó, người ta có thể bán và mua các món hàng xa xỉ đã qua sử dụng hoặc đã được mua thông qua trang web này với danh mục hàng hóa rất đa dạng, từ quần áo, túi xách cho tới đồ trang sức, đồng hồ…
-
Doanh nghiệp, doanh nhân Thái Bình: Lực lượng nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh -
Công bố gói hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho 5.100 doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Hoà Phát đã nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 65% cùng kỳ năm ngoái -
Bamboo Airways xin hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và xử lý nợ thuế -
Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B -
Tập đoàn SOVICO và UNESCO ký kết văn kiện hợp tác chiến lược 2025-2035
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam