-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Khẳng định việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi là cần thiết, đại diện Bộ Y tế cho biết đơn vị này đã chuẩn bị các điều kiện để tiến hành tiêm an toàn, thận trọng.
Trẻ từ 5 đến 12 tuổi sẽ được triển khai tiêm vắc-xin trong quý I và quý II. Vắc-xin dùng để tiêm cho trẻ là Pfizer, sẽ tiêm ngay khi được nhập về Việt Nam. |
Thống kê của ngành Y tế cho thấy, đến nay, tỷ lệ trẻ mắc Covid-19, số ca bệnh diễn biến nặng thấp, tuy nhiên, vẫn có trường hợp tử vong khi số ca mắc quá nhiều. Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phòng dịch và không để có quá nhiều trẻ mắc bệnh cùng lúc.
Đáng chú ý, hiện nay, các loại thuốc điều trị Covid-19 không khuyến nghị sử dụng cho trẻ em; do đó, khi 20 triệu học sinh đến trường, số trẻ mắc Covid-19 có thể tăng lên bởi thực tế trẻ em khó thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp 5K.
Đồng thời, các ý kiến khuyến cáo về việc trẻ lây nhiễm từ trường học về gia đình, trong đó có thể lây cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vắc-xin Covid-19 như người cao tuổi, trẻ nhỏ tuổi, phụ nữ mang thai... những đối tượng nguy cơ khác. Do vậy, thời điểm hiện tại việc triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi là rất cần thiết.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Phan Trọng Lân cho rằng, việc tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi này có ý nghĩa, vừa giảm lây nhiễm cho các cháu, vừa giảm lây nhiễm cho những người trong gia đình, từ đó bảo vệ cho những người nguy cơ cao như người chưa đến tuổi tiêm chủng, người có chống chỉ định với tiêm chủng, người chưa tiêm vắc-xin.
Theo ông Lân, việc hoàn thành tiêm chủng cũng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác, như đi học trực tiếp hay tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời.
Vế kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trẻ em sẽ được triển khai tiêm trong quý I và quý II. Vắc-xin dùng để tiêm cho trẻ là Pfizer, sẽ tiêm ngay khi được nhập về Việt Nam. Bộ Y tế sẽ tiêm cho trẻ em có yếu tố nguy cơ trước, sau đó tiêm đại trà.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, để chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi, Bộ Y tế đã giao Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố từ ngày 18/1 đến 16/2.
Trong số 415.000 phụ huynh tham gia khảo sát, có 60% người dân đồng ý tiêm ngay, 29% cân nhắc tiêm và có gần 2% không đồng ý tiêm.
Hiện thế giới có 44 quốc gia tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 5-11 tuổi, trong đó có tới 75% quốc gia dùng vắc-xin Pfizer.
Thông tin cụ thể về kế hoạch tiêm, PGS. TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, Bộ Y tế sẽ tiếp tục ban hành hướng dẫn tiêm chủng để tổ chức triển khai một cách chi tiết đặc biệt lưu ý tới vấn đề an toàn tiêm chủng.
“Nếu trẻ đi học sẽ được tiêm vắc-xin ở trường, những bé không đi học được tiêm ở trạm y tế xã. Những cháu có bệnh lý nền, mãn tính sẽ được tiêm ở bệnh viện bảo đảm an toàn tiêm chủng”, bà Hồng cho hay.
Về việc điều trị cho trẻ mắc covid-19, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển đề xuất Bộ Y tế nên có hướng dẫn điều trị riêng cho trẻ mắc Covid-9 theo 2 tầng: Tự chăm sóc, điều trị tại nhà; điều trị trong bệnh viện.
Còn ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế thông tin, Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh mắc Covid-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc Covid-19 tăng đột biến, gây quá tải.
"Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường, phản ứng của y tế học đường, y tế cơ sở khi có ca mắc Covid-19”, ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025