
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Sau phiên tăng kịch biên độ cùng khối lượng sang tay kỷ lục, cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục giao dịch sôi động với 16,7 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Trong ba phiên giao dịch liên tiếp, khối lượng giao dịch đạt 50,2 triệu cổ phiếu HSG, tương đương hơn 11% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Phần lớn đây là các giao dịch giữa các nhà đầu tư nội, khối ngoại chỉ đóng góp phần nhỏ. Ngoài ra, trong thời gian này cũng không có cổ đông nội bộ đăng ký thực hiện giao dịch.
Cổ phiếu HSG đã tăng lên 13.000 đồng/cp – cao nhất trong hơn 3 năm trở lại đây. Giá cổ phiếu tăng 2,4% trong riêng hôm nay và tăng 9,7% sau ba phiên giao dịch.
Chỉ còn nửa tháng nữa, Hoa Sen sắp kết thúc niên độ tài chính kéo dài từ 1/10/2019 – 30/9/2020. Trong 9 tháng qua, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này đã đạt 701 tỷ đồng, cao hơn 75% so với mục tiêu 400 tỷ đồng đặt ra. Một trong các nguyên nhân chính là sự cải thiện biên lợi nhuận gộp. Quy mô doanh thu giảm so với cùng kỳ nhưng chi phí giá vốn, lãi vay và quản lý doanh nghiệp đều giảm. Hoa Sen từng lên kế hoạch tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường về kế hoạch tìm nhà đầu tư chiến lược để phát hành cổ phiếu nhưng đã hoãn lại. Lãnh đạo công ty cho biết tình hình dịch bệnh khi đó ảnh hưởng đến khả năng tổ chức cuộc họp và giá cổ phiếu chưa phù hợp với việc xây dựng và triển khai phương án phát hành.
Cũng nổi bật về khối lượng giao dịch trong phiên 15/9 là cổ phiếu STB của Sacombank với 24,2 triệu cổ phiếu được sang tay. Giao dịch cổ phiếu này có phiên đạt tới 30-40 triệu đơn vị.
Thanh khoản trên toàn thị trường cũng tăng nhẹ 4,9% so với phiên đầu tuần, đạt 7.707 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch sàn HoSE là 6.544 tỷ đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên cả sàn HoSE (360,7 tỷ đồng) và HNX (8,32 tỷ đồng). Cổ phiếu VHM bị bán ra nhiêu nhất với giá trị đạt hơn 195 tỷ đồng. Trừ các phiên giao dịch với các lệnh mua thỏa thuận đột biến, xu hướng bán ròng của khối ngoại đã kéo dài trong phần lớn các phiên giao dịch gần đây.
Dù vậy, hôm nay vẫn là phiên giao dịch mà sắc xanh chiếm ưu thế. Chỉ số VN Index đã tăng điểm ba phiên liên tiếp. Thậm chí, trong phiên hôm nay, chỉ số này đã tiến tới gần hơn ngưỡng kháng cự 900 điểm nhưng sau đó lại điều chỉnh và đóng cửa ở mức 896 điểm, tăng 1,96 điểm so với hôm qua. Áp lực chốt lời tại ngưỡng 900 điểm vẫn đủ mạnh để làm chậm lại quá trình tăng của chỉ số.
Các nhân tố chính kéo chỉ số tăng là cổ phiếu VIC của Vingroup, GAS của PV Gas… Vingroup tiếp tục giữ vững ngôi vương về vốn hóa, sau khi đoạt lại vị trí này từ Vietcombank hồi tuần trước. Giá trị vốn hóa của Vingroup đến cuối phiên này đã đạt 321.331 tỷ đồng.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort