
-
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm
-
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao?
-
Tin mới y tế ngày 4/4: Theo dõi chặt chẽ các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
-
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án
-
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo xét tuyển viên chức -
Siết chặt thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành
![]() |
Theo chỉ thị mới, người dân sẽ quay lại cuộc sống bình thường mới và phải bảo đảm 5k và đã được tiêm vắc-xin. |
Không căn cứ ca mắc mới để phân vùng dịch
Góp ý về Dự thảo Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đang được lấy ý kiến công luận, dự kiến sắp được ban hành, UBND TP.HCM cho rằng, chỉ số về ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 dân/tuần để phân loại vùng dịch được Dự thảo đưa ra phù hợp với các địa phương chưa bùng phát dịch, nhưng khó đạt với những địa phương mà dịch xâm nhập sâu vào cộng đồng. Vì vậy, Thành phố đề xuất thay thế chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu số trường hợp nặng và tử vong/100.000 dân/tuần.
Về chỉ số tỷ lệ tiêm vắc-xin, Dự thảo căn cứ mốc 70% trong tỷ lệ tiêm một mũi vắc-xin cho người trên 18 tuổi, số ca mắc mới/100.000 dân/tuần để chia ra 4 cấp độ dịch: cấp độ 4 là nguy cơ rất cao (màu đỏ), cấp độ 3 - nguy cơ cao (màu cam), cấp độ 2 - nguy cơ trung bình (màu vàng) và cấp độ 1 - nguy cơ thấp, trạng thái bình thường mới (màu xanh).
Cho ý kiến về vấn đề này, UBND TP.HCM kiến nghị 2 phương án.
Thứ nhất, bổ sung mốc 95% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một liều vắc-xin. Địa phương đạt tỷ lệ này có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp nới lỏng hoạt động kinh tế - xã hội ở cấp thấp hơn. Nếu địa phương không đạt tỷ lệ 80% người trên 50 tuổi tiêm đủ mũi vắc-xin thì phải nâng một cấp độ dịch trong trường hợp Bộ Y tế cấp đủ vắc-xin, nhưng địa phương không đảm bảo tiến độ tiêm.
Phương án 2 giữ tỷ lệ tiêm chủng như Dự thảo, song nếu chỉ số bắt buộc áp dụng cho ít nhất 50% người trên 50 tuổi được tiêm đủ vắc-xin không đạt, thì phải nâng lên một cấp độ dịch khi Bộ Y tế cấp đủ vắc-xin nhưng địa phương không đảm bảo tiến độ tiêm.
Ngoài ra, UBND TP.HCM đề xuất không cách ly tập trung F1 để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại cơ sở cách ly tập trung, tiết kiệm nguồn lực tài chính cho địa phương và người dân, tạo điều kiện tập trung nguồn lực để chăm sóc, điều trị F0 tốt hơn. TP.HCM đề nghị cho phép địa phương chủ động, linh hoạt trong phương án cách ly F1.
Làm rõ quyền đi lại, mở cửa nền kinh tế
Góp ý cho Dự thảo, một số chuyên gia cho hay, cần làm rõ quyền đi lại, hoạt động của người đã tiêm đủ vắc-xin hay các F0 đã điều trị khỏi (sau 180 ngày) để phát huy giá trị của chiến dịch vắc-xin; tham khảo mô hình “thẻ xanh” mà các quốc gia khác đã áp dụng hoặc đánh giá, kế thừa các kinh nghiệm/cách làm tốt ở trong nước. Bên cạnh đó, cần đưa mục tiêu giảm số ca tử vong và ca mắc nặng thành mục tiêu hàng đầu, thay vì giảm ca mắc thuần túy.
Theo đại diện một số hiệp hội, không nên quy định phân biệt “các dịch vụ không thiết yếu”, mà đưa ra những tiêu chí an toàn cụ thể về y tế để các loại dịch vụ đều có cơ hội vận hành hoạt động trong bối cảnh thích ứng an toàn. Ngoài ra, cần bỏ yêu cầu xét nghiệm tầm soát định kỳ cho lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper), vì hầu hết họ đều đã tiêm vắc-xin.
Có ý kiến lo ngại, nếu áp dụng ngay tiêu chí dịch cấp độ 1 (bình thường mới) cho các vùng đang kiểm soát tốt dịch khi chưa tiêm đủ vắc-xin, sẽ có nguy cơ vỡ trận. Cần có chiến lược riêng trong giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng cho các tỉnh/thành phố/khu vực đang kiểm soát tốt dịch bệnh trước khi mở cửa hoàn toàn.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, tách các địa phương thành 2 vùng. Theo đó, vùng 1 gồm các địa phương đang bùng phát dịch, cho phép người đã tiêm đủ vắc-xin, F0 đã khỏi được đi làm; điều chỉnh biện pháp áp dụng mức độ giãn cách cho phù hợp; có quy trình hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp xử lý F0 trong mỗi giai đoạn; không đóng cửa cơ sở sản xuất - kinh doanh nếu có F0, có F0 thì đi chữa hoặc tự cách ly, cơ sở khử trùng rồi hoạt động tiếp.
Vùng 2 là vùng dịch lây lan chậm hoặc chưa có dịch thì áp dụng giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng đến khi tiêm đủ vắc-xin và phòng chống dịch theo điểm, không phong tỏa diện rộng. Vùng nào tiêm đủ vắc-xin sớm theo các tiêu chí thì chuyển thẳng sang bình thường mới, bỏ toàn bộ các biện pháp phong tỏa.

-
Bộ trưởng Y tế: Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển -
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án -
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo xét tuyển viên chức -
Siết chặt thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành -
Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tư vấn và phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân ung thư -
Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm quy định ghi nhãn -
Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ: Chung tay hành động để giảm tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort