-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Giảm hơn 1.600 F0 sau 24h
Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 23.012 ca nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành phố (giảm 1.611 ca so với ngày trước đó).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Phú Thọ (giảm 348 ca), Hải Dương (giảm 246 ca), Vĩnh Phúc (giảm 211 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bắc Ninh (tăng 195 ca), Quảng Bình (tăng 154 ca), Ninh Bình (tăng 115 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 27.914 ca/ngày.
Cụ thể, tính từ 16h ngày 13/4 đến 16h ngày 14/4, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 23.012 ca nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành phố (có 18.570 ca trong cộng đồng).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.320.599 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.374 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.312.852 ca, trong đó có 8.853.810 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.529.619), TP.HCM (604.853), Nghệ An (419.652), Bình Dương (382.306), Bắc Giang (378.008).
Hơn 85.000 F0 được công bố khỏi bệnh
Về tình hình điều trị, có thêm 85.633 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 8.856.627 ca. Ngoài ra, hiện có 1.161 bệnh nhân đang thở ôxy.
Về số bệnh nhân tử vong, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 23 ca tử vong tại 16 tỉnh, thành phố: Cao Bằng (3), Khánh Hòa (3), Bình Định (2), Đắk Lắk (2), Gia Lai (2 ca trong 2 ngày), Bến Tre (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Giang (1), Hải Dương (1), Hậu Giang (1), Kiên Giang (1), Nghệ An (1), Phú Thọ (1), Trà Vinh (1).
Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 24 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.901 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Hà Nội ghi nhận 1.677 ca Covid-19 trong 24 giờ qua
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 13/4 đến 18h ngày 14/4, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.677 ca Covid-19 (giảm 50 ca so với hôm qua), trong đó có 620 ca cộng đồng và 1.057 ca đã cách ly.
Cụ thể, 1.677 bệnh nhân ghi nhận trong 24 giờ qua phân bố tại 280 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Sóc Sơn (141), Đông Anh (135), Nam Từ Liêm (127), Long Biên (123), Hoàng Mai (118), Đống Đa (113)...
Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021) đến nay là 1.530.157 ca.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay, toàn thành phố còn hơn 140.700 ca Covid-19 đang điều trị, theo dõi, giảm 4.000 ca so với ngày trước đó. Trong đó, số ca phải điều trị ở bệnh viện chỉ còn 543 người, giảm 38 ca; số còn lại hơn 140.000 ca theo dõi cách ly tại nhà.
Về tiêm vắc-xin phòng Covid-19, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội báo cáo đã tiêm được hơn 4,3 triệu liều nhắc lại (đạt 93%).
Ngoài ra, có thêm gần 140.000 mũi nhắc lại được tiêm bởi các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Sáng 14/4 tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng năm 2022". Quảng Ninh là địa phương đầu tiên sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
hai loại vắc-xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna |
Sau Quảng Ninh, dự kiến, trong tuần tới, việc tiêm chủng cho nhóm trẻ này sẽ đồng loạt được thực hiện tại các tỉnh thành phố khác trên cả nước.
Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi sẽ thực hiện trước đối với nhóm trẻ lớp 6, sau đó sẽ hạ dần độ tuổi. Đồng thời triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc-xin được cung ứng. Với mỗi lô vắc-xin và từng nhóm trẻ, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Trong đợt tiêm chủng lần này, có hai loại vắc-xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna.
Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là bốn tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm hai mũi duy nhất cùng loại vắc-xin, không tiêm trộn với bất kỳ vắc-xin mRNA nào.
Riêng đối với liều tiêm thì vắc-xin Pfizer tiêm 0,2 ml; vắc-xin Moderna tiêm bằng 1/2 liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25 ml)...
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thống kê toàn quốc có khoảng 11,8 triệu trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vắc-xin phòng Covid-19, trong số đó ước tính đến nay có khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc Covid-19.
Việc tiêm đủ 2 mũi cho trẻ đủ điều kiện sẽ được ngành y tế thực hiện từ nay cho đến cuối quý II/2022.
Đối với khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 trong thời gian vừa qua cần trì hoãn tiêm chủng cho đến 3 tháng sau khi âm tính.
Dự kiến, đến tháng 7 và tháng 8, kế hoạch tiêm chủng cho trẻ sẽ hoàn thành. Hiện, trên thế giới đã có 53 quốc gia tiến hành tiêm và có kế hoạch tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, nhất là ở các nước phát triển.
30% phụ huynh còn băn khoăn về việc tiêm cho trẻ
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết qua khảo sát mới đây, Việt Nam ghi nhận khoảng 60-80% người dân đồng ý tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, song vẫn còn khoảng 30% còn do dự.
Nhận định về kết quả này, đại diện Bộ Y tế chia sẻ nhóm phụ huynh còn do dự trong thời gian tới sẽ cần được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan việc tiêm chủng để hiểu rõ hơn khi đưa quyết định.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng khẳng định dù tỷ lệ không cao, trẻ em vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 diễn biến nặng và phải nhập viện.
Việc tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ giảm nguy cơ này xuống mức tối thiểu, giúp trẻ yên tâm tới trường cũng như tham gia các hoạt động xã hội. Xét rộng hơn, việc làm này cũng giúp giảm sự lây nhiễm và tạo miễn dịch trong cộng đồng.
Theo kế hoạch, tất cả trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện sẽ được tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19 ngay trong quý II, mỗi mũi tiêm cách nhau 4 tuần. Ngay sau đó, ngành Y tế sẽ tổ chức thêm các đợt tiêm bổ sung cho những trẻ phải trì hoãn trong đợt này.
Những trường hợp từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó 3 tháng trở lên vẫn cần tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Liên quan tới việc tiêm chủng, ngày 13/4, Bộ Y tế có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur; Cục Y tế (Bộ Công an); Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) về việc tiếp tục tiêm vắc-xin cho người đã mắc Covid-19 trên địa bàn.
Theo đó, các địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại.
Đối với tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19, sẽ trì hoãn tiêm sau khi mắc bệnh ba tháng;
Các sở y tế phối hợp sở giáo dục và đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ em đang đi học thuộc độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi để chuẩn bị triển khai tiêm chủng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ trong độ tuổi nêu trên.
Các phản ứng thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ năm đến dưới 12 tuổi sau tiêm vắc-xin Pfizer là buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm; phản ứng ít gặp là nổi hạch.
Các phản ứng ít gặp là phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay); giảm cảm giác thèm ăn; mất ngủ; ngủ li bì; tăng tiết mồ hôi; đổ mồ hôi đêm; đau chi; ngứa tại vị trí tiêm.
Với vắc-xin Moderna, các phản ứng rất thường gặp là: sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (thí dụ: ở cổ, ở trên xương đòn); đau đầu; buồn nôn/nôn; đau cơ; đau khớp; đau tại vị trí tiêm; mệt mỏi; ớn lạnh; sốt; sưng tại vị trí tiêm; ban đỏ tại vị trí tiêm.
Các phản ứng được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ sáu đến dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản (hai mũi) là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn, sưng, đau ở nách, sốt, ban đỏ tại vị trí tiêm, sưng tại vị trí tiêm và đau khớp… phản ứng thường gặp là tiêu chảy; phát ban; nổi mề đay tại vị trí tiêm; phát ban tại vị trí tiêm; phản ứng ít gặp là chóng mặt; ngứa tại vị trí tiêm…
Phản ứng rất hiếm gặp sau tiêm vắc-xin Covid-19 ở trẻ là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong hệ thống y tế.
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"