-
Nhiều trường hợp người trẻ bị tổn thương não nghiêm trọng vì thuốc lá điện tử -
Hà Nội: Xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm hơn 14,1 tỷ đồng -
Tử vong vì bệnh dại do gia đình chủ quan không tiêm vắc-xin -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới -
Chương trình "Hạt mầm khát vọng" đồng hành cùng quân nhân hiếm muộn
Thêm 15.527 ca mắc mới, 283 ca tử vong
Tính từ 16h ngày 14/12 đến 16h ngày 15/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.527 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 15.522 ca ghi nhận trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 9.940 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-591), Bình Định (-278), Hải Phòng (-266). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (+462), TP Hồ Chí Minh (+279), Hà Nội (+187).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.274 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.459.175 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.798 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.453.729 ca, trong đó có 1.060.611 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 2.992 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.063.428 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.822 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 5.332 ca; thở ô-xy dòng cao HFNC: 1.343 ca; thở máy không xâm lấn là 160 ca; thở máy xâm lấn là 967 ca; ECMO là 20 ca.
Từ 17h 30 phút ngày 14/12 đến 17h 30 phút ngày 15/12 ghi nhận 283 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 241 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.616 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 120.640 mẫu xét nghiệm cho 299.463 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.236.001 mẫu cho 71.771.988 lượt người.
Trong ngày 14/12 có 568.806 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 135.202.794 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.140.181 liều, tiêm mũi 2 là 59.003.177 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc-xin Abdala) là 1.059.436 liều.
Hà Nội số ca mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, số ca mắc mới Covid-19 từ 18h ngày 14/12 đến 18h ngày 15/12, Hà Nội ghi nhận 1.357 ca bệnh trong đó, cộng đồng (611), khu cách ly (609), khu phong tỏa (137).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 21.467 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 8.223 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 13.244 ca.
Xác định tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn đang ngày càng phức tạp, tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội diễn ra sáng 15/12, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội nhấn mạnh, thắng bại trong cuộc chiến chống dịch hiện nay nằm ở y tế cơ sở.
Theo đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương phải quán xuyến toàn diện, bố trí đủ trạm y tế lưu động khi ca F0 tăng mạnh, không để dân gọi mà không thấy bác sĩ, cần điều trị mà không có thuốc.
Ngành Y tế phải có hướng dẫn về chuyên môn, nhất là trang thiết bị và con người cho các trạm y tế.
Từng phường, xã, thị trấn phải có phương án cụ thể để chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực tương ứng với số lượng trạm y tế lưu động sẵn sàng triển khai khi số ca F0 tăng mạnh. Nơi nào cần phải tổ chức thiết lập vận hành ngay; nơi nào chưa cần ngay phải có tập huấn, diễn tập để khi có động lệnh là triển khai, bố trí nhanh nhất.
Trà Vinh dừng hoạt động các chốt cửa ngõ tỉnh
UBND tỉnh Trà Vinh vừa chỉ đạo tạm dừng hoạt động của 04 chốt kiểm tra y tế cửa ngõ vào tỉnh từ 14/12/2021, gồm các chốt: cầu Cổ Chiên, cầu Mây Tức thuộc huyện Càng Long; cầu Trà Mẹt thuộc huyện Cầu Kè và chốt phà Đại Ngãi thuộc huyện Tiểu Cần.
Qua hơn 06 tháng hoạt động, các chốt kiểm tra y tế tại các cửa ngõ đã phối hợp kiểm tra trên 668.000 phương tiện và trên 865.000 lượt hành khách di chuyển vào địa bàn tỉnh. Riêng chốt cầu Cổ Chiên, lúc cao điểm có khoảng 9.000 lượt người và phương tiện qua chốt. Qua công tác kiểm soát, lực lượng tại các chốt đã phát hiện 125 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Xử lý trên 41 trường hợp vi phạm đi không đúng lộ trình, chở người không đúng quy định và vận chuyển hàng cấm.
Với việc tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm tra tại địa bàn cửa ngõ vào tỉnh, UBND tỉnh Trà Vinh giao Công an tỉnh chỉ đạo Công an các địa phương, đặc biệt là Công an cấp xã tăng cường công tác quản lý cư trú, quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện người ngoài tỉnh về địa phương, nhất là người về từ khu vực có dịch được công bố ở cấp độ 3 (vùng cam), cấp độ 4 (vùng đỏ) để phối hợp với cơ quan y tế tham mưu Ban chỉ đạo cùng cấp áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời, đề nghị mỗi người dân cần nêu cao ý thức cảnh giác, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Theo Sở Y tế Trà Vinh, 14/12/2021 tỉnh ghi nhận 465 ca dương tính, nâng tổng số lên 12.928 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 4.333 bệnh nhân được điều trị khỏi.
Đáng chú ý, trong số 465 ca dương tính ghi nhận trong ngày, có 431 ca phát hiện trong cộng đồng, 25 ca phát hiện trong khu cách ly, 01 ca phát hiện tại cơ sở y tế và 08 ca là người về từ ngoài tỉnh. Trong đó, có 263/465 ca đã tiêm 02 mũi vắc-xin và 65/465 ca đã tiêm 01 mũi vắc-xin phòng Covid-19.
Cà Mau ghi nhận ca mắc F0 cao nhất trong ngày
Theo Sở Chỉ huy phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau, ngày 14/12/2021 tỉnh Cà Mau ghi nhận thêm 1.011 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, đây là ngày có ca F0 cao kỷ lục và tăng trên 200 ca so với ngày trước đó.
Như vậy, tính từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có tổng số 18.237 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, có 9.027 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng. TP. Cà Mau đang là tâm dịch với 654 ca mắc.
Trong ngày 14/12, có thêm 385 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được điều trị khỏi ra viện; tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi ra viện đến nay là 9.083 người. Thêm 04 trường hợp tử vong, nâng tổng số 77 trường hợp tử vong .
Hiện tại, còn tổng số 9.165 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đang điều trị; trong đó, F0 điều trị tầng 3 có 29 trường hợp; F0 điều trị tầng 2 có 51 trường hợp và F0 điều trị tầng 1 có 9.085 trường hợp và còn 194 người đang cách ly tập trung; 6.053 người đang cách ly tại nhà và 2.838 hộ đang cách ly. Hiện toàn tỉnh đang theo dõi 60 chùm ca bệnh.
Trong ngày 14/12, toàn tỉnh đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR tổng số 4.221 mẫu (10.454 người); test nhanh 3.121 mẫu (7.459 người). Đến nay, đã tổ chức tiêm 1.718.199 mũi vắc xin; trong đó, 894.156 mũi 1 và 824.043 mũi 2.
Sở Y tế tỉnh vừa có công văn về việc kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 8 điều trị Covid-19 tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau. Đồng thời để đáp ứng cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 trong bối cảnh số ca mắc ghi nhận hàng ngày liên tục gia tăng, tỉnh Cà Mau vừa kiến nghị đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ cho tỉnh thuốc kháng vi rút để điều trị bệnh nhân Covid-19 hoặc tạo điều kiện cho tỉnh được mua thuốc kháng vi rút để điều trị cho người bệnh Covid-19. Nhu cầu của tỉnh đang cần thuốc kháng vi rút đường uống: Molnupiravir 30.000 liệu trình điều trị cho 30.000 ca mắc Covid-19; Favipiravir 10.000 liệu trình điều trị cho 10.000 ca mắc Covid-19, tạo điều kiện cho tỉnh Cà Mau đảm bảo nguồn thuốc để điều trị bệnh nhân Covid-19 trong thời gian tới.
Giảm bệnh nặng và tử vong
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 9136/VPCP-KGVX yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tổ chức Hội nghị với các chuyên gia, các nhà khoa học trong tháng 12/2021 để có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp nhiễm Covid-19 chuyển nặng và tử vong.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh tăng tốc độ tiêm chủng. |
Cùng với đó, Văn phòng Chính phủ cũng ban hành Công văn số 9144/VPCP-KGVX ngày 14/12/2021 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các biện pháp đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19;
Báo cáo số lượng vắc-xin phòng Covid-19 về trong tháng 12/2021 để tiêm đủ so với nhu cầu, việc triển khai xã hội hóa thuốc điều trị Covid-19 và đưa vào bình ổn giá; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 15/12/2021.
Giảm thời gian cách ly tập trung
Ngày 14/12, Bộ Y tế có Công văn số 10606/BYT-KCB gửi Sở Y tế TP.HCM về việc thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế TP.HCM căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng để thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày với các F0 không triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính ngày thứ 7.
Trước đó, ngày 18/11, Sở Y tế TP.HCM có công văn gửi Bộ Y tế về việc thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với F0 không triệu chứng, đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và có kết quả âm tính ngày thứ 7.
Theo Sở Y tế TP.HCM, từ khi áp dụng hướng dẫn chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT, đặc biệt sử dụng thuốc Molnupiravir, đã có nhiều F0 hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và mất hẳn các triệu chứng chỉ sau 1 tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định (14 ngày). Việc kéo dài thời gian cách ly cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày, nên tình trạng quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện là khó tránh khỏi.
Trước đề nghị trên, để thích ứng tình hình mới và bảo đảm an toàn, linh hoạt, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế TP.HCM thực hiện thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung F0 như đề xuất.
Bộ Y tế cũng yêu cầu, khi người bệnh hết thời gian cách ly tại cơ sở thu dung điều trị, đề nghị thực hiện theo dõi tại nhà theo quy định. Xuất viện và dự phòng lây nhiễm thực hiện theo hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị Covid-19 ban hành theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021 của Bộ Y tế.
Thừa Thiên Huế xem xét cho F0 từ chối tiêm vắc-xin tự trả phí điều trị
Ngày 14/12, tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, Tổ Covid cộng đồng chủ động rà soát, thẩm định nhà ở của các hộ gia đình/nơi lưu trú đáp ứng các điều kiện để thực hiện cho F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ cách ly, điều trị tại nhà.
Thực hiện rà soát, thống kê số lượng, năng lực tiếp nhận thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 của các cơ sở cách ly tập trung cấp huyện, cấp xã hiện có. Báo cáo về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trước ngày 16/12 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Sẵn sàng kích hoạt nhiệm vụ thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.
Tiếp tục rà soát, cập nhật số lượng người trên 18 tuổi chưa tiêm vắc-xin mũi 1 trên địa bàn. Tuyên truyền, vận động người dân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế.
Đối với các trường hợp F0 (không có chống chỉ định tiêm phòng Covid-19) nhưng từ chối không thực hiện tiêm vắc-xin, xem xét việc phải tự chi trả phí điều trị.
Tỉnh cũng yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền) đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tiến hành rà soát và khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng đủ liều cơ bản với các trường hợp từ 18 tuổi trở lên (kể cả các trường hợp có bệnh nền, hiện đang là F1, trong khu vực phong toả).
Có phương án tiêm cơ động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Đảm bảo hoàn thành tiêm phủ mũi 1 vắc-xin phòng Covid-19 cho toàn tỉnh trước ngày 31/12/2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại với các trường hợp đủ thời gian theo hướng dẫn tại Công văn số 10225/BYT-DP ngày 1/12/2021 của Bộ Y tế.
Tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đúng quy trình, nhanh chóng, thuận tiện nhất cho người dân trên tinh thần đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để dịch bệnh lây lan trên cộng đồng.
-
Hà Nội xử phạt 7 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm -
Men gan cao gấp 100 lần sau khi uống nước của “thần y” -
Mối lo ma túy trộn trong thuốc lá điện tử -
Tin mới y tế ngày 9/12: Hàng nghìn người Hà Nội được tầm soát ung thư miễn phí -
Bệnh hô hấp tăng cao khi thời tiết chuyển lạnh -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025