-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Số ca Covid-19 mắc tại Hà Nội giảm
Chiều 5/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18 giờ ngày 4/12 đến 18 giờ ngày 5/12, Hà Nội ghi nhận 462 ca bệnh trong đó cộng đồng (189), khu cách ly (167), khu phong tỏa (106).
Phân bố 462 bệnh nhân tại 152 xã, phường, thị trấn thuộc 25/30 quận, huyện: Đống Đa (88), Ba Đình (47), Bắc Từ Liêm (37), Đông Anh (36), Hà Đông (36), Chương Mỹ (31), Gia Lâm (31), Hoài Đức (20), Hai Bà Trưng (18), Đan Phượng (14), Thanh Trì (14), Thanh Xuân (13), Hoàn Kiếm (10), Thạch Thất (10), Sóc Sơn (9), Mê Linh (8), Hoàng Mai (7), Quốc Oai (6), Thanh Oai (6), Thường Tín (5), Mỹ Đức (4), Phú Xuyên (4), Sơn Tây (4), Nam Từ Liêm (2), Tây Hồ (2).
Phân bố 189 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Phân bố tại 86 xã phường thuộc 25/30 quận huyện: Đống Đa (39), Bắc Từ Liêm (24), Hoài Đức (16), Đông Anh (13), Chương Mỹ (10), Ba Đình (9), Sóc Sơn (8), Đan Phượng (7), Gia Lâm (7), Hà Đông (7), Thạch Thất (7), Thanh Trì (7), Thanh Xuân (6), Hoàn Kiếm (5), Mê Linh (4), Sơn Tây (4), Hoàng Mai (3), Thường Tín (3), Mỹ Đức (2), Nam Từ Liêm (2), Thanh Oai (2), Hai Bà Trưng (1), Phú Xuyên (1), Quốc Oai (1), Tây Hồ (1).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 13.172 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.212 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 7.960 ca.
Tăng 319 ca mắc tại các ổ dịch sau 24h
Theo Bộ Y tế, tính từ 16 giờ ngày 4/12 đến 16 giờ ngày 5/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.314 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 14.312 ca ghi nhận trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.142 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-167), TP.HCM (-145), Bến Tre (-132). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+225), Cần Thơ (+134), Bà Rịa - Vũng Tàu (+90).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 13.982 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.309.092 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.280 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.303.823 ca, trong đó có 1.006.460 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 1.711 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.009.277 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 4.618 ca; thở ô-xy dòng cao HFNC là 1.376 ca; thở máy không xâm lấn là162 ca; thở máy xâm lấn là 683 ca; ECMO là 15 ca.
Từ 17 giờ 30 phút ngày 4/12 đến 17 giờ 30 phút ngày 5/12 ghi nhận 199 ca tử vong. TP.HCM có 69 ca, trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bến Tre (2), Đồng Tháp (1), Quãng Ngãi (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (20), An Giang (19), Kiên Giang (17), Đồng Nai (12), Tiền Giang (10), Bình Dương (9), Cần Thơ (7), Sóc Trăng (6), Vĩnh Long (6), Đồng Tháp (5), Bình Thuận (4), Cà Mau (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Cao Bằng (1), Trà Vinh (1), Phú Thọ (1), Thừa Thiên Huế (1), Bình Định (1), Khánh Hoà (1), Bình Phước (1), Bạc Liêu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 197 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.260 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ.
Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 24.759 xét nghiệm cho 38.829 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.887.231 mẫu cho 69.737.261 lượt người. Trong ngày 4/12 có 502.169 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 127.353.020 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.251.913 liều, tiêm mũi 2 là 54.101.107 liều.
Không để xảy ra tình trạng vắc-xin quá hạn phải hủy bỏ, gây lãng phí
Bộ Y tế đề nghị các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai tiêm chủng không để xảy ra tình trạng thừa vắc-xin với hạn dùng ngắn hoặc quá hạn sử dụng phải hủy bỏ gây lãng phí.
Bộ Y tế đã có Công văn hỏa tốc số 10315/BYT-DP gửi chủ tịch UBND các tỉnh/Thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.
Bộ Y tế cho biết, từ tháng 3 đến hết ngày 3/12, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 147,5 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó, vắc-xin AstraZeneca có gần 48,7 triệu liều, vắc-xin Pfizer và Moderna có gần 43,5 triệu liều; vắc-xin Sinopharm có 48,7 triệu liều; vắc-xin Abdala có hơn 5,1 triệu liều và vắc-xin Sputnik V có hơn 1,5 triệu liều.
Trong tổng số hơn 147,5 triệu liều đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 95 đợt với tổng số 140,5 triệu liều, còn khoảng 7 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc-xin.
Tính đến sáng 5/12, Việt Nam đã tiêm được hơn 127,4 triệu liều vắc-xin cho người từ 12 tuổi trở lên, trong đó có hơn 54 triệu liều mũi 2.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Hiện nhiều địa phương đã đạt được tỷ lệ bao phủ vắc-xin cho người từ 18 tuổi trở lên cao (trên 90% người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 1) và đang triển khai tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 12-17 tuổi.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, còn một số địa phương tỷ lệ sử dụng vắc-xin /số vắc-xin được phân bổ và độ bao phủ vắc-xin còn thấp, còn nhiều người cao tuổi, người có bệnh nền chưa được tiêm vắc-xin có nguy cơ tử vong cao nếu nhiễm bệnh.
Chính vì vậy, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định. Hoàn thành việc bao phủ mũi 1 cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên trong năm 2021 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Bộ Y tế cũng lưu ý với những địa phương đã đạt được độ bao phủ vắc-xin cao cần rà soát kỹ và tổ chức tiêm vét, bảo đảm tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều. Cùng với đó, các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai việc tiêm mũi tăng cường, mũi bổ sung cho những người đã tiêm chủng đủ liều cơ bản theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai tiêm chủng tại địa phương và rà soát số lượng vắc-xin đã được phân bổ để chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp nhận vắc-xin và triển khai tiêm chủng kịp thời, không để xảy ra tình trạng thừa vắc-xin với hạn dùng ngắn hoặc quá hạn sử dụng phải hủy bỏ gây lãng phí.
Gần 70 triệu liều vắc-xin để tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổng số vắc-xin đã nhận và dự kiến tiếp nhận đến hết năm 2021 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ đã có cam kết là khoảng 211 triệu liều. Trong đó, số vắc-xin đã tiếp nhận đến hết ngày 3/12 là hơn 150 triệu liều.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy số lượng vắc-xin tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đã có đủ 95% với khoảng 68,4 triệu liều.
Việt Nam đang chuyển giao công nghệ nghiên cứu, thử nghiệm các loại vắc-xin phòng Covid-19 gồm: Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, Shionogi và một số loại vắc-xin của Cuba, Ấn Độ...
Cùng với đó, việc nghiên cứu thuốc điểu trị Covid-19 cũng đã được tiến hành từ năm 2020, cả các nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu và điều trị triệu chứng.
Đáng chú ý, hiện có 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị Covid-19 với năng lực sản xuất ít nhất 1 triệu liều/ngày, nếu được cấp phép đáp ứng nhu cầu thuốc Molnupiravir cho công tác phòng, chống dịch của cả nước.
Hà Nội chuẩn bị 3 túi thuốc phát cho F0 điều trị tại nhà
Trước những diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh, đáp ứng số F0 tăng nhanh, mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành phương án cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 trên địa bàn.
Có 3 túi thuốc dành cho F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà (chỉ dùng cho người lớn trên 18 tuổi). |
Theo hướng dẫn, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, F0 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe).
Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước, không bỏ bữa.
Tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
Khi có triệu chứng sốt trên 38,5 độ (hoặc đau đầu, đau người nhiều), nếu là người lớn, F0 uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên.
Uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Với F0 là trẻ em, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.
Trường hợp dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để phối hợp xử lý.
Khi có triệu chứng ho, có thể dùng thuốc giảm ho để điều trị. Việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú cho cả người lớn và trẻ em cần căn cứ vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo Quyết định hiện hành.
Công tác khám, chữa bệnh tại nhà thực hiện bởi trạm y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động.
Cụ thể, căn cứ vào số ca mắc và khu vực có ca mắc trên địa bàn phường, xã, địa phương sẽ thành lập các trạm y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh tại nhà.
Có 3 túi thuốc dành cho F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà (chỉ dùng cho người lớn trên 18 tuổi).
Cụ thể: Túi thuốc A gồm paracetamol 500mg và vitamin (đa sinh tố, vitamin C).
Túi thuốc B sử dụng khi F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở, nhịp thở trên 20 lần/phút hoặc SpO2 <95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ. Đơn thuốc này gồm dexamethason 0.5mg (hoặc methylprednisolone 16mg) và rivaroxaban 10mg.
Túi thuốc C là thuốc kháng virus molnupiravir 400mg hoặc molnupiravir 200mg.
Tùy theo các điều kiện thực tế và triệu chứng của từng người bệnh, nhân viên y tế sẽ tiến hành phát các thuốc này.
Ngoài ra, hướng dẫn của UBND TP.Hà Nội cũng nêu rõ các nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày mà F0 cần nhớ.
Cụ thể, bệnh nhân cần chú ý tới các chỉ số gồm nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).
Các triệu chứng thường gặp của bệnh Covid-19 gồm, mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo.
Ngoài ra, có thêm một số triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.
Trường hợp phát hiện 1 trong 11 dấu hiệu dưới đây, F0 phải báo cáo ngay với cán bộ y tế được phân công theo dõi, giám sát để xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:
Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
Nhịp thở tăng, với người lớn: Nhịp thở >21 lần/phút. Với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở > 40 lần/phút.
Với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Nhịp thở > 30 lần/phút. (Lưu ý, ở trẻ em, đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
SpO2 < 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường, đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.
Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa <90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).
Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bỏ thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bị khó đánh thức, co giật.
Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban.
Mắc thêm bệnh cấp tính: Sốt xuất huyết, tay chân miệng. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Hà Nội khẩn tìm người tới chợ đầu mối ở Hoàng Mai liên quan ca Covid-19
Tối 4/12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàng Mai, Hà Nội thông báo tìm người trên địa bàn Thành phố đã đến 5 địa điểm thuộc Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, kể từ ngày 29/11 đến nay.
Cụ thể: Ki ốt 71-78D - kinh doanh hàng nước (khu vực ăn uống).
Ki ốt 2C Cổng 1, kinh doanh hành tỏi khô.
Ki ốt 30D, kinh doanh giò chả (khu vực ăn uống).
Ki ốt 6 khu nhà A.
Cửa hàng bán rau, khu nhà C (cuối đường Cổng 1).
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàng Mai, người dân thuộc diện trên cần chủ động tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc CDC Hà Nội: 0241022 (nhánh 2)/ 0969.082.115 /0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn các biện pháp phòng chống dịch.
Dịch Covid-19 tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp thời gian gần đây. Tính riêng 2 tuần trở lại đây, mỗi ngày Thành phố ghi nhận từ 250 tới trên 600 ca Covid-19, trong đó “cao điểm” nhất vào ngày hôm nay với 628 F0. Số mắc cộng đồng cũng đang có xu hướng tăng cao, dao động từ 100-230 F0/ngày.
CDC Hà Nội khuyến cáo tất cả người dân trên địa bàn, khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.
Liên quan tới việc ứng phó với biến chủng mới Omicron, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện 1677/CĐ-TTg gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; chủ động đánh giá mức độ nguy cơ sát thực tế để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, không gây ách tắc, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đồng thời bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêm vắc-xin an toàn, khoa học, hiệu quả và các biện pháp phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả