-
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ
12.103 người mắc Covid-19, hơn 6.400 ca cộng đồng
Theo Bộ Y tế, trong ngày 28/8, số lượng ca mắc mới trong ngày là 12.103 người mắc Covid-19, giảm 804 người. Hơn 12.000 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19.
TP.HCM tăng 98 ca, Bình Dương giảm 138 ca, Đồng Nai giảm 199 ca, Long An giảm 3 ca, Tiền Giang giảm 71 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 422.469 ca nhiễm, đứng thứ 60/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, nước ta đứng thứ 166/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.297 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 418.320 ca, trong đó có 208.215 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày 28/8, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 352 ca tử vong tại TP.HCM (271), Bình Dương (38), Đồng Nai (16), Tiền Giang (15), Long An (4), Đồng Tháp (2), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (1), Bến Tre (1), Nghệ An (1), Thừa Thiên Huế (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.405 người, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.375 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 210.989 ca.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.408 ca. Trong đó, thở ô-xy qua mặt nạ: 4.065, thở ô-xy dòng cao HFNC: 1.310, thở máy không xâm lấn: 88, thở máy xâm lấn: 921, ECMO: 24.
Trong ngày 27/8, 304.176 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 19.151.122, trong đó tiêm 1 mũi là 16.822.691 liều, tiêm mũi 2 là 2.328.431 liều.
Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, ngày mai (29/8), Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Hội đồng Cấp phép) gồm hơn 10 thành viên sẽ họp để xem xét cấp phép khẩn cấp cho 2 vắc-xin Covid-19. Đó là Nano Covax của Công ty Nanogen và vắc-xin Hayat-Vax sản xuất tại UAE, hợp tác, chuyển giao công nghệ từ Sinopharm của Trung Quốc.
Nếu được cấp phép, Nano Covax sẽ là vắc-xin nội đầu tiên được phê duyệt tại nước ta.
Công ty Nanogen - đơn vị phát triển vắc-xin có thể sản xuất ngay 8-10 triệu liều/tháng và có thể nâng cấp lên 20-25 triệu liều/tháng. Giá nhà sản xuất cung cấp là 120.000 đồng/liều sau khi được trợ giá.
***
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 28/8, Thành phố vừa ghi nhận thêm 21 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Họ đều đã được cách ly tập trung hoặc sống trong vùng phong tỏa.
Như vậy, từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 2.958 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 1.530 người được phát hiện ngoài cộng đồng, 1.428 trường hợp còn lại đã cách ly.
Mới đây, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành kế hoạch xét nghiệm sàng lọc Covid-19 để bóc tách F0 và đánh giá lại nguy cơ các khu vực trên toàn thành phố.
Kế hoạch được đưa ra khi Hà Nội bước sang tuần thứ 5 giãn cách xã hội nhưng số ca bệnh vẫn tăng nhanh với nhiều chuỗi lây nhiễm phức tạp.
Theo đó, đợt xét nghiệm cao điểm tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 27/8 đến 4/9, các đơn vị xét nghiệm khoảng 200.000 mẫu rRT-PCR, chia làm 2 giai đoạn.
Trọng tâm chống dịch tại Đồng Nai là khu công nghiệp, khu lưu trú công nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho rằng công tác chống dịch Covid-19 ở Đồng Nai khá bài bản, tự tin "đúng và trúng" với thực tiễn tình hình dịch.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Y tế cũng đề nghị tỉnh Đồng Nai cần lưu ý công tác chống dịch trong các khu công nghiệp, khu lưu trú.
Đồng thời Tỉnh phải tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, bởi giãn cách tốt sẽ góp phần làm giảm nguồn lây.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thời gian tới, Tỉnh cần tiếp tục xét nghiệm diện rộng bài bản hơn nữa. Cứ 3 ngày quyét 1 lần để ngăn chặn nguồn lây bởi nếu chúng ta không xét nghiệm để bóc nguồn lây ra khỏi cộng đồng thì công tác chống dịch sẽ kéo dài.
Về công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao việc lắp đặt, chuẩn bị sẵn về ô-xy của tầng điều trị 2 của tỉnh. Tầng 2 đã chuẩn bị máy thở và có nhân lực sử dụng được.
Đối với tầng 3, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại Đồng Nai. Hiện nhân lực của Bệnh viện Phổi Trung ương đã vào đây cùng với các lực lượng y tế của tỉnh để nâng cao năng lực điểu trị cho Tỉnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý Đồng Nai cần mở rộng thêm tầng 1 để sẵn sàng trong tình huống gia tăng ca bệnh. Phải chuẩn bị thêm ô-xy cho tầng 1.
Đối với các điểm cách ly, theo dõi, điều trị tạm thời hiện nay trên địa bàn, theo Bộ trưởng Bộ Y tế cần nâng lên thành tầng điều trị thứ nhất có đầy đủ bình ô-xy, thuốc kháng đông, kháng viêm và các thuốc trong danh mục của Bộ Y tế.
Về công tác tiêm chủng, theo người đứng đầu ngành Y tế, cần tiêm cho những người từ 18 tuổi trở lên ở "vùng đỏ"; "vùng xanh" thì ưu tiên thêm các trường hợp trên 50 tuổi”.
Về nhân lực y tế, trước đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ thêm nhân lực của Đồng Nai, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phân công Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện K và sẽ điều động thêm lực lượng sinh viên khối ngành y và các địa phương khác hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch của địa phương.
Được biết hiện tỉnh Đồng Nai ghi nhận 21.500 ca dương tính. Địa phương đang điều trị 11.700 ca, đã điều trị khỏi 9.000 ca và 161 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong ở Đồng Nai là 0,6-0,7%.
Tỉnh thực hiện giãn cách xã hội từ 9/7, triển khai nghiêm túc với phương châm "dân ở nhà, công an ra đường", huy động 5.500 công an, hơn 6.000 chiến sĩ quân đội để chống dịch.
Hà Nội: Cần giãn cách triệt để hơn
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội sáng 28/8, thành phố vừa ghi nhận thêm 14 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 7 người tại cộng đồng, 7 trường hợp còn lại trong khu cách ly.
Lãnh đạo Bộ Y tế tiếp nhận tài trợ chống dịch của WHO. |
Tính chung trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) Hà Nội ghi nhận 2.909 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.525 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.384 ca.
Theo thống kê của CDC Hà Nội, các trường hợp dương tính được phát hiện trong 2 đợt lấy mẫu diện rộng được phân bố theo các khu vực, đó là khu vực nguy cơ cao (69), khu vực phong tỏa (11) và đối tượng nguy cơ cao (3), cho thấy dịch vẫn tập trung tại các quận trọng điểm, các ổ dịch đã được phát hiện.
Điều này cũng cho thấy, biện pháp giãn cách xã hội là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hiệu quả; nếu không áp dụng biện pháp này, với hệ quả lây lan từ các ca mắc trong cộng đồng nêu trên, thành phố không giữ được như hiện nay.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế có thể thấy, dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng khi thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nguy cơ dịch bệnh ở Hà Nội vẫn rất cao, F0 trong cộng đồng vẫn liên tiếp xuất hiện, nếu không tiếp tục thực hiện chống dịch quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn nữa thì tình hình dịch bệnh vẫn có khả năng bùng phát trên địa bàn thành phố.
Trong khi đó, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơi là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị
Tại các chốt của lực lượng chức năng những ngày qua, đã phát hiện không ít trường hợp ra đường không có lý do chính đáng, xuất trình giấy đi đường nhưng cung đường bất hợp lý. Nghiêm trọng hơn, có một số đối tượng cố tình vi phạm và chống đối lực lượng đang thi hành nhiệm vụ.
Chuyên gia cho rằng, chuỗi lây nhiễm chỉ có thể bị cắt lui nếu công tác giãn cách được người dân tuân thủ và thực hiện triệt để cùng với sự chủ động, quyết liệt của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, theo chuyên gia để phòng chống hiệu quả hơn Hà Nội cần tận dụng "thời gian vàng" giãn cách, để triệt để bóc tác F0 ra cộng đồng cùng với đó là đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin.
WHO hỗ trợ Việt Nam thiết bị y tế trị giá hơn 400.000 USD chống dịch
Trong đợt hỗ trợ này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã trao vật tư y tế trị giá 413.451 USD, bao gồm 36.000 khẩu trang phẫu thuật, 70.000 khẩu trang hô hấp độ lọc cao và 50 bộ hệ thống thở oxy dòng cao qua gọng mũi cho Việt Nam. Dự kiến có thêm nhiều vật tư y tế sẽ đến trong những ngày tới.
TS.Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam hy vọng lô hàng vật tư y tế này sẽ giúp bảo vệ các cán bộ y tế và cứu tính mạng của các bệnh nhân.
Bên cạnh những vật tư y tế này, WHO tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam về chiến lược chung nhằm ứng phó đại dịch và chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ nếu cần.
Đại diện WHO cũng nhấn mạnh cam kết của WHO trong việc hỗ trợ Chính phủ nhằm tăng cường cung cấp vắc xin trong nước với tư cách là tổ chức đồng sáng lập Cơ chế COVAX, cùng với Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Gavi, Liên minh vắc xin và UNICEF với tư cách là đối tác phân phối.
Tại buổi bàn giao, Thứ trưởng Bộ Y Trần Văn Thuấn tế cảm ơn WHO và cho rằng những vật tư này được WHO viện trợ và vận chuyển vào thời điểm quan trọng khi Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực hết sức để kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Số trang thiết bị này sẽ được chuyển giao gấp vào TP.HCM để phục vụ chống dịch khẩn cấp cho các tỉnh miền Nam. Việt Nam cũng mong đợi sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, đặc biệt trong nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị và vắc-xin
-
Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 11/9: Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồng -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ -
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”